Sign In

CẦN TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ

17/03/2020

              Văn hóa chính là nền tảng cực kỳ quan trọng của đời sống tinh thần trong xã hội, đặc biệt trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và càng có ý nghĩa hơn trong thời đại công nghiệp mới, ở đó gọi là văn hóa công sở, văn hóa công sở rất cần được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước nghiên cứu và áp dụng nhằm góp phần làm cho cuộc sống tốt hơn, hoạt động công vụ được hiệu quả hơn.
            Văn hóa chính là nền tảng cực kỳ quan trọng của đời sống tinh thần trong xã hội, đặc biệt trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và càng có ý nghĩa hơn trong thời đại công nghiệp mới, ở đó có thể gọi là văn hóa công sở, văn hóa công sở mang đầy đủ bản sắc văn hóa của dân tộc, văn hóa công sở có hình thức và nội dung cũng vô cùng phức tạp và cũng có những giới hạn nhất định, bởi vì hoạt động của các cơ quan nhà nước chủ yếu diễn ra tại trụ sở của các cơ quan nhà nước, thường được gọi là công sở (như: trụ sở của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự chẳng hạn), nơi làm việc của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cho các cơ quan nhà nước, các hoạt động đó có thể được gọi là công vụ, hoạt động công vụ diễn ra trong một cơ chế phức tạp và tuân thủ theo quy trình nhất định được pháp luật ghi nhận, cụ thể thông qua lời nói, cách xưng hô, hành vi, cách ứng xử, thái độ, … trả lời điện thoại, tin nhắn, mail… đôi lúc lại có việc lẫn lộn giữa quan hệ xã hội thông thường và quan hệ công vụ (như cách xưng hô: cô, bác, chú, cháu, con…), văn hóa công sở còn được mở rộng ra như: một số công chức có tiếp xúc với dân, trong quan hệ này có khi người dân đặt mình là nhóm người yếu thế, công chức là nhóm người có thế mạnh hơn nhưng cũng có trường hợp người dân cho mình là có thế mạnh hơn vượt cả những nội dung về nguyên tắc tập trung dân chủ và cũng có khi có thái độ quá bức xúc, thiếu tôn trọng cơ quan công quyền, công chức… quan hệ giữa công dân với công dân trong khuôn viên của các cơ quan nhà nước…
             Nói chung, văn hóa công sở dù nhìn ở giác độ nào cũng cần được thực hiện nghiêm minh nhưng cũng nên cần có sự thoải mái như cần cái bắt tay! nụ cười, cử chỉ, lời nói nhẹ nhàn, dể hiểu, vui vẻ… như: cần một văn bản dể hiểu, dể thực hiện, phân việc đúng vai, đúng người, đánh giá đúng kết quả… văn hóa công sở có tác động lớn đến kết quả công vụ, hoạt động công vụ, nó làm cho hiệu quả tăng lên hoặc thậm chí cũng có giảm đi nếu như thực hiện không phù hợp, việc cần thiết là tránh việc tùy tiện, cũng có thể do văn hóa công sở còn ảnh hưởng bởi “văn hóa nông nghiệp” nên cũng còn hiện tượng “chia phe”, hình thành nhóm, việc này cũng ảnh hưởng đến hoạt động nói chung và chủ yếu là giảm hiệu quả công việc vì có hiện tượng trông chờ, ngồi chờ, ngồi nhìn… nhìn ở góc độ khác cùng với văn hóa của loài người thì văn hóa công sở góp phần làm cho cuộc sống của tất cả con người chúng ta tươi đẹp hơn, mỗi cá nhân có tự tin hơn, chủ động hơn trong các hoạt động, giao tiếp chứ không phải “do không biết” nên mới làm vậy! hoặc làm như vậy là do ý sếp!...
              Văn hóa công sở không tự nhiên mà có, nó đòi hỏi phải được pháp luật ghi nhận, hướng dẫn, tập luyện, giáo dục… và có quy trình chứ không phải, càng không nên “lãnh đạo nào, phong trào đó”, ở hầu hết các hệ thống các cơ quan, các tổ chức chính trị, đoàn thể đều có những quy định, hướng dẫn, yêu cầu thực hiện những nội dung và hình tức của văn hóa công sở nhất định, đều có hình thức động viên, khuyến khích, khen thưởng, chính vì vậy mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các hệ thống cơ quan nhà nước cần nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả.  


Theo ThS. Nguyễn Duy Quốc

Các tin đã đưa ngày: