TIẾP TỤC NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CÔNG VỤ TRONG THADS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(23/10/2019)
Năm 2019, Cục THADS TP xây dựng chủ đề năm“kỷ cương, liêm chính, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả”, kết quả THADS trong toàn ngành về việc: tổng số thụ lý: 17.859 việc, tăng 1.242 việc so với cùng kỳ, đã giải quyết xong 9.642 việc/số việc có điều kiện thi hành, đạt 73,85%, vượt 0,85%; THADS về tiền: tổng số thụ lý: 3.815,5 tỷ đồng, tăng gần 630 tỷ đồng, đã giải quyết xong 635,1 tỷ đồng/số tiền có điều kiện thi hành, đạt 36,14%, vượt 3,14% so với cùng kỳ. Đạt được những kết quả như trên là nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Tổng Cục THADS, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan. Tuy nhiên, cũng còn nhiều tồn tại cần tiếp tục quan tâm giải quyết, trong đó tiếp tục nâng cao trách nhiệm công vụ trong THADS là một trong những giải pháp rất cấp thiết và quan trọng nhất.
KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI CHẤP HÀNH VIÊN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
(15/03/2018)
Chấp hành viên thi hành án dân sự (THADS) là một chức danh tư pháp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm theo trình tự nhất định khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn; có nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật[1]. Hoạt động của cơ quan THADS được thông qua chủ yếu hoạt động áp dụng pháp luật của đội ngũ chấp hành viên. Chính vì vậy, các hoạt động tác nghiệp của đội ngũ chấp hành viên phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật như về: nguyên tắc, thủ tục THADS. Tuy vậy, trong thực tế, nếu áp dụng pháp luật một cách giản đơn, cứng nhắc thì khó đạt được hiệu quả như mong muốn, đôi khi dẫn đến tình trạng bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền[2] đã có hiệu lực pháp luật nhưng không thể thi hành được trên thực tế hoặc thi hành được thì hậu quả để lại cho xã hội rất khó khắc phục. Như vậy, không có nghĩa là phải hiểu theo kiểu “lách luật”, mà thực tế đòi hỏi người chấp hành viên phải vừa có năng lực chuyên môn, mà còn phải biết vận dụng pháp luật một cách linh hoạt, khéo léo.
[1] được quy đinh tại các điều 17, 18, 19, 20 và 21 của Luật THADS đã được sửa đổi bổ sung năm 2014.
[2] bao gồm bản án, quyết định (cả trong và ngoài nước) của Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thaeo Điều 2 của Luật THADS đã được sửa đổi bổ sung năm 2014.