Sign In

Vài suy nghĩ về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự.

08/05/2023

Vài suy nghĩ về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự.
Qua hội nghị triển khai, quán triệt, giới thiệu tác phẩm "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vũng mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hệ thống Thi hành án dân sự, bản thân suy nghĩ có nhiều điều trăn trở về thực trạng phòng, chống tham nhũng và giải pháp thực hiện sao cho hệ thống thi hành án dân sự trong sạch, vững mạnh, đảm bảo vị thế, uy tín của lực lượng công chức, chấp hành viên làm công tác thi hành án dân sự.
Vấn nạn tham nhũng đã có từ rất lâu và bám sâu vào hệ thống các cơ quan nhà nước, là bức xúc của Nhân dân, làm mất lòng tin của dân đối với những người là công bộc của dân và tổn hại đến Đất nước. Đảng và Nhà nước đã kiên quyết và triệt để đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng được đồng tình ủng hộ của toàn thể đảng viên và Nhân dân, cuộc đấu tranh này luôn khó khăn và phức tạp, kéo dài nhưng đã thu được thắng lợi, củng cố niềm tin vững chắc vào đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Công tác Thi hành án dân sự được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho Hệ thống Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp đảm nhiệm, trực tiếp là công chức, chấp hành viên tổ chức thực hiện. Khi tổ chức thi hành án thì công chức, chấp hành viên tiếp xúc và tác động đến tài sản, tiền của các đối tượng thi hành, đây là môi trường có nguy cơ tiêu cực, dễ phát sinh tham nhũng từ các giai đoạn thi hành án, ngay lúc thụ lý hồ sơ cho đến quá trình tổ chức thi hành án kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản.

Mặc dù đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng đã được triển khai, đồng thời luôn nhắc nhở, giáo dục tư tưởng cho công chức, chấp hành viên, tuy nhiên cũng không ít công chức, chấp hành viên thi hành án dân sự đã vi phạm pháp luật do có hành vi tiêu cực, tham nhũng bị xử lý từ các hình thức kỷ luật đến xử lý hình sự. Việc vi phạm có nhiều yếu tố tác động, nhưng quan trọng nhất là ý thức tuân thủ pháp luật của đội ngũ công chức, chấp hành viên, yếu kém về bản lĩnh chính trị, suy thoái đạo đức, lối sống, trục lợi, thu nhập không chính đáng phục vụ cho cá nhân. Từ đó, làm giảm lòng tin của của Nhân dân, làm giảm đi vị thế lực lượng công chức, chấp hành viên làm công tác thi hành án. Nhằm tạo hình tượng tốt cho công chức, chấp hành viên và triệt để phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự, thời gian tới cần thiết phải làm tốt một số giải pháp trọng tâm và thường xuyên.

Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, người lao động của các cơ quan THADS về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sai phạm, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của công chức; xây dựng đội ngũ công chức, người lao động có phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, kịp thời có hiệu quả các nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Tư pháp và Tổng cục THADS trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sai phạm đảm bảo hiệu quả, chất lượng và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng, tiến tới kiểm soát tiêu cực, tham nhũng một cách có hiệu quả. Nhất là quán triệt thường xuyên tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho công công chức, chấp hành viên.

Bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các văn bản khác của Tổng cục THADS; triển khai, chỉ đạo, thực hiện, chú trọng lĩnh vực, nhiệm vụ có nguy cơ tham nhũng, tiêu cực, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.

Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức, lối sống, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân của lãnh đạo trong cơ quan, xác định rõ những việc phải làm hoặc không được làm nhằm đảm bảo sự liêm chính, trách nhiệm của cá nhân. Không được cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân đến làm việc.

Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức chấp hành viên theo Quyết định 1557/QĐ-BTP ngày 20/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 11/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tăng cường phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.


Trên đây là vài suy nghĩ về thực trạng và giải pháp phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự./.
Lê Thanh Giang

Các tin đã đưa ngày: