Sign In

Vài suy nghĩ về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự. (08/05/2023)

Qua hội nghị triển khai, quán triệt, giới thiệu tác phẩm "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vũng mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hệ thống Thi hành án dân sự, bản thân suy nghĩ có nhiều điều trăn trở về thực trạng phòng, chống tham nhũng và giải pháp thực hiện sao cho hệ thống thi hành án dân sự trong sạch, vững mạnh, đảm bảo vị thế, uy tín của lực lượng công chức, chấp hành viên làm công tác thi hành án dân sự.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trước yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án (18/11/2021)

Trong những năm gần đây, công tác công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số được Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh lượng án phải thi hành không ngừng tăng cao nhưng biên chế không tăng, thực hiện chủ trương của Đảng[1], chỉ đạo của Chính phủ[2], Thủ tướng Chính phủ[3] về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, thời gian qua, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, các cơ quan THADS đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS. Tuy nhiên, trước yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án thì việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số là rất cần thiết.

Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành (15/11/2021)

Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2014); Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015; Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP; Nghị định 33/2020/NĐ-CP) là những văn bản quan trọng, tạo dựng hành lang pháp lý vững chắc, ổn định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho việc triển khai hoạt động thi hành án dân sự (THADS) trên toàn quốc. Thời gian qua, kết quả công tác THADS đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực vào việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một số vướng mắc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự (14/09/2021)

Khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân theo luật định. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của các cấp chính quyền. Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo là góp phần thực hiện quyền dân chủ, khẳng định bản chất tốt đẹp của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Trong công tác Thi hành án dân sự (THADS), kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo những năm gần đây cho thấy chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được nâng lên rõ rệt; đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đều được xem xét giải quyết kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn phát sinh nhiều vướng mắc, làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng giải quyết, đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Một số điểm mới về nâng bậc lương đối với công chức, người lao động có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021 (09/07/2021)

Ngày 29 tháng 6 năm 2021, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BNV sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021. Trong đó, quy định nhiều điểm mới về việc nâng lương, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung.
 
Các tin đã đưa ngày: