Ngay từ đầu năm công tác 2024, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã quyết liệt triển khai, chỉ đạo các đơn vị tập trung, tăng cường công tác tổ chức thi hành án, đồng thời xây dựng các giải pháp chung, chỉ đạo các đơn vị căn cứ theo tình hình cụ thể của từng địa phương để triển khai các giải pháp cụ thể mang lại hiệu quả cao nhất. Phân công lãnh đạo Cục trực tiếp bám sát các đơn vị phụ trách, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Chấp hành viên, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024; tiếp tục bám sát tiến độ tổ chức thi hành án đối với các vụ việc có giá trị thi hành lớn trong toàn hệ thống… qua đó, chỉ đạo, định hướng các đơn vị xây dựng các giải pháp tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành án về việc, về tiền ngay từ những tháng đầu năm công tác 2024.
Kết quả thi hành án 3 tháng năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh có tổng số giải quyết là 11.829 việc tương ứng với số tiền là 2.920 tỷ 725 triệu 704 nghìn đồng, trong đó: số việc có điều kiện thi hành là 6.485 việc, chiếm 54,86% trong tổng số phải thi hành; số tiền có điều kiện thi hành là 1.277 tỷ 040 triệu 781 nghìn đồng, chiếm 43,84% trong tổng số phải thi hành. Trong số có điều kiện, đã thi hành xong là 2.413 việc, tăng 234 việc, tương ứng 10,74% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 37,21% (so với chỉ tiêu năm 2024 Tổng cục giao 83,25% còn thiếu 46,04%); số tiền thi hành xong là 174 tỷ 390 triệu 399 nghìn đồng (tăng 77 tỷ 345 triệu 920 nghìn đồng, tương ứng 79,7% so với cùng kỳ năm 2023, đạt tỷ lệ 13,66% (so với chỉ tiêu năm 2024 Tổng cục giao 46,75% còn thiếu 33,09%).
Hội nghị đã tập trung thảo luận làm rõ những kết quả đã đạt được, đánh giá các khó khăn, tồn tại, hạn chế đặc biệt là trong việc thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2024 như: Số lượng việc và tiền thụ lý mới 03 tháng đầu năm có chiều hướng tăng cao (so với cùng kỳ năm 2023, số thụ lý mới tăng 180 việc, tương ứng 5,43% về việc và tăng 47 tỷ 007 triệu 239 nghìn đồng, tương ứng 13,01% về tiền). Kết quả tổ chức thi hành án đạt tỷ lệ chưa cao, tổng số việc, tiền phải thi hành án chuyển kỳ sau còn rất nhiều, đây là khó khăn và áp lực lớn đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực, chủ động và tích cực của toàn Hệ thống THADS tỉnh Gia Lai trong việc tổ chức, giải quyết thi hành án nhằm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024.
Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh đánh giá cao kết quả các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, với các khó khăn, thách thức đặt ra trong năm công tác 2024, để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao trong năm công tác, các đơn vị cần tập trung thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Tiếp tục nâng cao kỷ luật, kỷ cương công vụ, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về xác minh điều kiện thi hành án, bảo đảm xác minh, phân loại chính xác, đúng pháp luật án có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành. Thực hiện nghiêm việc xác minh định kỳ đối với các vụ việc chưa có điều kiện thi hành;
Thứ hai: Tập trung xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án; tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo THADS chỉ đạo việc phối hợp tổ chức cưỡng chế thi hành án, đặc biệt là cưỡng chế giao tài sản đã bán đấu giá thành;
Thứ ba: Giải quyết dứt điểm các vụ việc trọng điểm, giá trị lớn, phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Thực hiện tốt các quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo với tinh thần trách nhiệm cao, đúng pháp luật, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài, đồng thời hạn chế phát sinh những vụ việc mới;
Thứ tư: Tiếp tục chú trọng kiện toàn công chức lãnh đạo quản lý các đơn vị, công chức chuyên môn đối với đơn vị còn thiếu hoặc còn hạn chế. Xử lý nghiêm đối với công chức, người lao động vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm về chuyên môn, nghiệp vụ, công chức không dám làm hoặc làm cầm chừng;