Sign In

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH GIA LAI TẬP TRUNG NỖ LỰC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU NHIỆM VỤ NĂM 2024 (01/08/2024)

Năm 2024 là năm tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường: cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn; xung đột leo thang (Ukraine, Biển Đỏ, Dải Gaza); giá đô-la Mỹ, giá vàng tăng cao; giá dầu thô, hàng hóa cơ bản, dịch vụ vận tải biến động mạnh; chính sách tiền tệ ở nhiều nước chưa rõ xu hướng; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động nặng nề, đặc biệt tình trạng nắng nóng, hạn hán dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực tiềm ẩn tại một số nước, khu vực. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục tiềm ẩn nhiều rủi ro, phục hồi chậm; những ảnh hưởng của giá vàng, đô-la làm cho giá cả tiêu dùng, chi phí đời sống, sản xuất biến động, nhất là nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu có hạn, một biến động nhỏ ở bên ngoài có thể gây tác động lớn đến trong nước... Đối với công tác thi hành án dân sự cũng gặp vô vàn khó khăn, thách thức, lượng án ngày càng tăng cao, tính chất phức tạp, rủi ro ngày càng nhiều nhất là án tín dụng ngân hàng có giá trị lớn; giá cả bất động sản “chìm lắng”; biên chế ngày càng giảm theo chủ trương chung; nguồn kinh phí phục vụ cho công tác thi hành án bị cắt giảm;… Ảnh hưởng rất lớn đến công tác thi hành án dân sự trong năm 2024, đòi hỏi Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai phải nỗ lực quyết tâm cao mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, ngay Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức chiều ngày 11/7/2024, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã tiến hành tổ chức Hội nghị nội bộ buổi sáng ngày 11/7/2024 để đánh giá và bàn các giải pháp hữu hiệu, tập trung nguồn lực, nhân lực, nỗ lực vượt khó, quyết tâm hoàn thành tốt nhiêm vụ năm 2024.

NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CẦN SỚM ĐƯỢC THÁO GỠ (06/11/2023)

              Thi hành án dân sự là hoạt động quan trọng quan trọng nhằm đưa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay của Tòa án, quyết định của Trọng tài thương mại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra thi hành trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế xã hội. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Các Bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị vũ trang phải nghiêm chỉnh chấp hành”.

NHỮNG TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC XÁC MINH TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (12/07/2023)

Thi hành án dân sự là một lĩnh vực hết sức khó khăn, phức tạp, từ bản chất vốn dĩ của nó là lĩnh vực dân sự, được điều chỉnh bởi một hệ thống các quy định pháp luật gần như bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội cho đến quá trình giải quyết được một vụ việc thi hành án dân sự. Quá trình thi hành án dân sự bao gồm rất nhiều hoạt động nghiệp vụ mang tính đặc thù (do pháp luật quy định buộc phải thực hiện và cả kỹ năng của Chấp hành viên) với nhiều trình tự, thủ tục rất phức tạp, trong đó việc xác minh điều kiện thi hành án là một trong những thủ tục đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quả giải quyết vụ việc thi hành án dân sự; là cơ sở để Chấp hành viên quyết định cách thức và biện pháp tổ chức thi hành vụ việc trong giai đoạn tiếp theo như: Có tài sản hay không có tài sản, là của cá nhân, tổ chức để thực hiện tổ chức thi hành án; thực hiện các biện pháp bảo đảm, kê biên, cưỡng chế thi hành án hoặc phân loại vụ việc sang diện chưa có điều kiện thi hành, ủy thác vụ việc, đình chỉ giải quyết hay lựa chọn khác,… việc xác minh chính xác sẽ giúp việc ra các quyết định về thi hành án có căn cứ, đúng pháp luật, đảm bảo cho bản án, quyết định được thi hành đầy đủ, kịp thời và đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc xác minh điều kiện thi hành án hiện nay có rất nhiều tồn tại, hạn chế, vướng mắc cả về quy định pháp luật lẫn thực tiễn dẫn đến những thiếu sót, vi phạm của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án; làm ảnh hưởng đến tiến độ tổ chức thi hành án, ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án, người phải thi hành án, người mua tài sản trúng đấu giá, ảnh hưởng đến việc thu hồi tài sản cho nhà nước... Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin nêu một số vấn đề tồn tại, hạn chế, vướng mắc cơ bản để các cơ quan có thẩm quyền tham khảo để sớm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật liên quan đảm bảo động bộ, thống nhất, rõ ràng, chặt chẽ và chính xác, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trong thời gian tới.

BỎ KHUNG GIÁ ĐẤT CẦN PHẢI CÓ LỘ TRÌNH PHÙ HỢP VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ (30/03/2023)

Hiện nay dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, từ các đại biểu Quốc hội cho đến cử tri trên cả nước, từ các nhà khoa học, nhà quản lý, các luật sư cho đến người dân bởi tính chất quan trọng của Luật, gắn liền với quyền lợi trực tiếp của người dân và ảnh hưởng rất lớn đến những chính sách kinh tế - xã hội của đất nước trước mắt và cả lâu dài; mặt khác, tính chất phức tạp của lĩnh vực đất đai cũng là vấn đề được dự luận quan tâm. Tất cả các nội dung, các quy định của Luật được đưa ra “mổ xẻ”, bàn luận với rất nhiều ý kiến khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, bản thân tham gia thêm vấn đề bỏ hay không bỏ khung giá đất và giá đất được xác định phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường và có nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải bỏ khung giá đất đang quy định trong Luật hiện nay. 

SỬA ĐỔI LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CẦN TOÀN DIỆN VÀ SÁT VỚI THỰC TIỄN CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (02/11/2022)

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và năm 2022. 

NHỮNG KHÓ KHĂN, PHỨC TẠP VỀ ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI PHÁP (13/09/2021)

Thời gian qua, các quy định về thi hành án dân sự liên quan đến đất đai như Luật Thi hành án dân sự, Luật Đất đai đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các bản án dân sự nói chung, đặc biệt là các bản án mà đối tượng phải thi hành là đất đai. 

MẠNG XÃ HỘI VÀ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC (30/06/2021)

        Mạng xã hội là cụm từ rất quen thuộc với mọi người, đặc biệt là trong giai đoạn công nghệ phát triển như hiện nay. Theo qui định tại Điều 3, Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin tên mạng thì Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Các tin đã đưa ngày: