Sign In

Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội tham gia buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội tại Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

28/04/2022

Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội tham gia  buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội  tại Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Ngày 18/4/2022, Đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Thủy làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại thành phố Hà Nội về việc “chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành bản án, quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND, Chủ tịch UBND”.
Làm việc với Đoàn có các đồng chí đại diện ở Trung Ương, Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành phố Hà Nội và đại diện Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, các sở, ban, ngành có liên quan. Đại diện Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội có đồng chí Trần Quốc Thái - Phó cục Trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội tham dự.
 
 
Đ/c Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc
 
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, trong 03 năm 2019-2021, số lượng các quyết định hành chính, hành vi hành chính được ban hành, thực hiện trên địa bàn Thành phố, 4.930 quyết định hành chính, hành vi hành của UBND, Chủ tịch UBND bị khiếu kiện. Tuy nhiên, trong 03 năm 2019-2021, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 42 bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính phải thi hành, trong đó: đã thi hành xong 07 bản án, quyết định; đang thi hành 35 bản án, quyết định. Trong số 35 bản án, quyết định chưa thi hành; có 19 bản án, quyết định Tòa án đã ra quyết định buộc thi hành án hành chính. Các bản án này hầu hết có nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai (giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư). Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đã thực hiện theo dõi đầy đủ, kịp thời các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính thuộc trách nhiệm theo dõi của Cơ quan Thi hành án dân sự. Nội dung theo dõi cơ bản đảm bảo thực hiện đầy đủ theo quy định tại ĐIều 14 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP và Quy trinhg theo dõi THAHC trong hệ thống THADS (ban hành kèm theo Quyết định số 1130/QĐ-TCTHADS ngày 16/10/2018 của Tổng cục Thi hành án dân sự.

Phát biểu tại Buổi giám sát, đồng chí Phó cục Trưởng-Trần Quốc Thái đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong việc theo dõi thi hành án hành chính nói chung, tại địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và ghi nhận các ý kiến trao đổi, góp ý của các thành viên Đoàn giám sát:

- Đối với những bản án về chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân thường là thực hiện chính sách phê duyệt phương án bồi thường nên người phải thi hành án phải báo cáo đề xuất, xin ý kiến cấp trên hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Do đó, người phải thi hành án không chủ động thực hiện hoặc chậm thực hiện quyết định của bản án.

- Công tác Thi hành án từ cấp thành phố đến các đơn vị cấp quận, huyện đều phụ thuộc vào sự phối hợp của UBND cấp quận, huyện, phường, xã. Hơn nữa việc sinh hoạt cấp ủy tại các Cơ quan Thi hành án dân sự trực thuộc cấp ủy của UBND cùng cấp, mặt khác trưởng Ban chỉ đạo thi hành án theo quy định là đồng chí Lãnh đạo UBND nên việc đề nghị, đôn đốc và theo dõi thi hành án đôi khi còn e ngại, nể nang dẫn đến hồ sơ tồn đọng kéo dài.

- Có những bản án hành chính, quyết định hành chính đã có hiệu lực thi hành, nhưng cơ quan phải thi hành án không chấp nhận phán quyết xét xử của Tòa án, mà người được thi hành án thì liên tục có đơn thư gửi đi nhiều nơi yêu cầu thi hành theo quyết định của bản án. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây bức xúc, khiếu nại kéo dài, việc thi hành án bị kéo dài, chưa thi hành xong trên thực tế.

- Việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ, trong thực tế hiện nay chưa được quan tâm tổ chức thi hành.

 
Đ/c Trần Quốc Thái - Phó cục Trưởng
Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc
 
Phát biểu kết luận Buổi giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đánh giá cao sự chuẩn bị báo cáo của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội trong việc theo dõi thi hành án hành chính. Đoàn giám sát ghi nhận kiến nghị của các cơ quan có liên quan để tổng hợp. Sau buổi giám sát, Đoàn giám sát sẽ có báo cáo đánh giá kết quả giám sát gửi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội./.
 
Nghiêm Thị Thiều – Thư ký Phòng NV&TCTHA

Các tin khác
Các tin đã đưa ngày: