Trong bối cảnh số việc, tiền phải thi hành án đều tăng, phát sinh nhiều vụ đại án về kinh tế tham nhũng, nhiều vụ việc có giá trị phải thi hành lớn, nhiều bị hại; chỉ tiêu được giao năm sau luôn cao hơn năm trước, các cơ quan THADS của thành phố đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu để tổ chức thi hành án đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ, tính đến thời điểm hiện tại kết quả 9 tháng đầu năm: Về việc: Thụ lý mới 31.314 việc, tăng 6.737 việc so với cùng kỳ; thi hành xong 23.268 việc, tăng 2.594 việc so với cùng kỳ năm 2022.
Về tiền: Thụ lý mới 28.520.636.545.000 đồng, tăng 5.446.528.921.000 đồng so với cùng kỳ; thi hành xong 10.081.373.087.000 đồng, tăng 3,206,864,395.000 đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Cục trưởng Phạm Văn Dũng chủ trì Hội nghị giao ban công tác thi hành án dân sự, theo dõi THAHC 8 tháng đầu năm 2023 (Ảnh: Cục THADS Hà Nội)
|
Cục THADS đã tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy ban hành văn bản chỉ đạo về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 13/02/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THADS trên địa bàn TP; Tiếp tục tham mưu cho UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 06/4/2023 để thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU; Đồng thời chủ động ban hành Kế hoạch nội bộ để tổ chức thực hiện.
Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, giáo dục chính trị tư tưởng, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức tiếp tục được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; Công tác phối hợp liên ngành với cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục được tăng cường (Rà soát ký các Quy chế phối hợp); Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về kinh tế tham nhũng đạt nhiều kết quả tích cực; Tổ chức bộ máy các cơ quan THADS của thành phố tiếp tục được kiện toàn.
-Được biết trong công tác chỉ đạo điều hành, Cục trưởng Cục THADS Hà Nội luôn đưa ra thông điệp phải tập trung giảm lượng án chuyển kỳ sau, làm tốt công tác xác minh phân loại án, không để xảy ra tình trạng án có điều kiện nhưng chậm thi hành... Vậy các cơ quan THADS Hà Nội đã cụ thể hóa chủ trương trên như thế nào?
Ngay từ đầu năm công tác, Lãnh đạo Cục đã thành lập các Đoàn kiểm tra toàn diện, chuyên đề và đột xuất (khi thấy cần thiết); Thành lập các Đoàn đôn đốc thực hiện chỉ tiêu, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại các Chi cục trực thuộc; Thực hiện kiểm tra công vụ định kỳ và đột xuất. Sau mỗi lần kiểm tra, đôn đốc ban hành Kết luận, Thông báo để chấn chỉnh, chỉ đạo, khen thưởng, kỷ luật (nếu có) rút kinh nghiệm chung toàn thành phố.
Tổ chức tổng rà soát các loại án có điều kiện trên 01 năm chưa thi hành, các vụ việc đã bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản để tập trung giải pháp tổ chức thi hành dứt điểm; định kỳ thông báo tới Bí thư, Chủ tịch, Trưởng Ban Chỉ đạo THADS cùng cấp để phối hợp chỉ đạo; Thành lập các Tổ công tác giải quyết các vụ việc có giá trị lớn, vụ việc phức tạp và nhiều bị hại để tổ chức thi hành kịp thời; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Chấp hành viên, công chức toàn thành phố để nâng cao kỹ năng.
Đây là các giải pháp mà Hà Nội đã làm nhằm giảm lượng án chuyển kỳ sau, cố gắng không để xảy ra tình trạng án có điều kiện nhưng chậm thi hành.
-Thời gian tới, công tác THADS trên địa bàn thành phố có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, vậy các cơ quan THADS sẽ ưu tiên thực hiện những giải pháp trọng tâm nào?
Các cơ quan THADS thành phố vẫn đang tiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề ra tại Hội nghị triển khai đầu năm, trong đó chú trọng một số giải pháp trọng tâm sau:
Đặc biệt ưu tiên kiểm soát, phòng chống tham nhũng tiêu cực nội bộ; Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nêu cao tính gương mẫu, đi đầu, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu thủ trưởng đơn vị, sâu sát, quyết liệt, bám sát từng lĩnh vực, địa bàn, vụ việc phụ trách, đặc biệt là nắm chắc các hồ sơ có giá trị thi hành án lớn, hồ sơ thi hành án có khó khăn, phức tạp, các vụ việc đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản, thường xuyên quán triệt và kiểm soát việc thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính công vụ, những vấn đề liên quan đến tác phong, lề lối làm việc.
Tiếp tục tập trung rà soát toàn bộ các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch công tác năm và các văn bản chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, Thành ủy, UBND, BCĐ THADS thành phố để không bỏ sót công việc.
Thực hiện rà soát các Bản án của Tòa án để ra Quyết định thi hành án đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tránh trường hợp bỏ sót Bản án, các khoản phải thi hành trong Bản án, chậm ra Quyết định thi hành án; phân công nhiệm vụ, kiểm soát chặt chẽ công việc theo nhiệm vụ được phân công, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ hồ sơ của các Chấp hành viên để có định hướng giải quyết hồ sơ và ấn định thời gian kết quả giải quyết hồ sơ thi hành án; thường xuyên kiểm tra tiến độ giải quyết công việc của các Chấp hành viên để có chỉ đạo chung, giám sát chặt chẽ Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án, nhất là khâu thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án.
Tập trung cao độ nguồn lực, xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo giải quyết hồ sơ thi hành án đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao; đặc biệt rà soát, kiểm soát chặt các loại vụ việc có điều kiện trên 01 năm chưa thi hành, các loại án có giá trị lớn, án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực theo dõi chỉ đạo; án tín dụng ngân hàng để có kế hoạch tổ chức thi hành dứt điểm. Tập trung chỉ đạo tổ chức thi hành các vụ việc có giá trị lớn, vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài, vụ việc liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng, án Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo…và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Tiếp tục làm tốt vai trò cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo THADS; chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo THADS cùng cấp trong việc tổ chức thi hành án trên địa bàn, đặc biệt là trong việc chỉ đạo, lãnh đạo giải quyết các vụ án lớn, trọng điểm, các vụ việc phức tạp, kéo dài; phát huy hiệu quả công tác phối hợp liên ngành với các cơ quan, đơn vị có liên quan; tổ chức các cuộc họp đối thoại giữa các Chấp hành viên với các tổ chức tín dụng, UBND các xã, phường, thị trấn để tìm cách tháo gỡ, giải quyết xong các hồ sơ án tín dụng ngân hàng.
Thực hiện nghiêm túc, thực chất công tác kiểm tra và tự kiểm tra; thực hiện phân công, phân cấp trong kiểm tra toàn diện, chuyên đề và đột xuất.
-Xin cám ơn Cục trưởng!