NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
(03/01/2018)
Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung ngày 20 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. BLHS có nhiều nội dung mới, trong đó có những nội dung mang tính đột phá trên tinh thần đổi mới tư duy về chính sách hình sự, đề cao tính hướng thiện, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân.
Những bất cập trong thống kê thi hành án dân sự hiện nay
(23/04/2017)
Công tác Thi hành án dân sự (THADS) ở nước ta hiện nay đang còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài các khó khăn do ý thức chấp hành bản án của tổ chức, cá nhân còn hạn chế, do nội lực của các cơ quan THADS chưa đáp ứng tốt yêu cầu, thì còn có những khó khăn do những bất cập trong thể chế THADS. Bài viết này xin được phân tích một số bất cập trong cách tính thống kê THADS. Hy vọng các cơ quan chức năng sớm tìm ra giải pháp khắc phục, nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực hơn trong công tác THADS.
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI)
(08/09/2015)
Dự thảo Bộ luật hình sự (BLHS) sửa đổi đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ và nhân dân. Nghiên cứu các nội dung của dự thảo này, chúng tôi xin đóng góp một số ý kiến sau đây:
Bàn về nhiệm vụ của các cơ quan Thi hành án dân sự
(10/08/2015)
Nhiệm vụ của các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) được quy định tại Luật THADS năm 2008 và Nghị định 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Theo các văn bản này thì các cơ quan THADS có nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án được liệt kê tại điều 1 của Luật THADS. Ngoài ra các cơ quan THADS còn làm nhiệm vụ quản lý nội bộ ngành. Ở đây chúng tôi xin không bàn đến nhiệm vụ của các cơ quan THADS như đã xác định trong Luật THADS và Nghị định 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ, mà xin bàn về nhiệm vụ của các cơ quan THADS ở một phương diện khác, như sau:
Các giải pháp cơ bản cần áp dụng ngay để giảm án tồn đọng hiệu quả trong thời gian tới
(04/06/2015)
Mục tiêu cơ bản, tổng quát của công tác thi hành án dân sự là đảm bảo cho các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Do đó, trong thời gian qua, để thực hiện tốt mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật quan trọng tạo nên nền tảng pháp lý khá vững chắc đồng thời hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Nhờ đó mà công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế trước những yêu cầu mới của tình hình nhiệm vụ ngày càng khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được thì vẫn còn không ít những bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành chưa được tổ chức thi hành dứt điểm, còn tồn đọng trong thời gian dài. khiến cho quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức, Nhà nước không được đảm bảo, gây bức xúc trong xã hội.
Bàn về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự
(04/06/2015)
Nhiệm vụ chính trị cơ bản của cơ quan Thi hành án dân sự là tổ chức thi hành dứt điểm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và các quyết định khác theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên, trong thực tế vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà công tác thi hành án dân sự tại một số địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ việc, đặc biệt là những vụ án phức tạp, tồn đọng, kéo dài.
Quan điểm khác nhau về vụ cưỡng chế thi hành án dân sự
(04/06/2015)
Thực tiễn thi hành án dân sự cũng có nhiều vụ việc rất khó thi hành do nguyên nhân từ sự nhận thức cách áp dụng các quy định pháp luật khác nhau của các chủ thể trong thực tiễn đã dẫn đến có những quan điểm không đồng nhất để giải quyết vụ việc và chấp hành viên không biết lựa chọn làm theo phương án nào cho phù hợp và đúng quy định pháp luật.