Đó là năm đầu tiên thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi hành án dân sự và các văn bản quy đinh chi tiết, hướng dẫn thi hành; Bên cạnh được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Tổng cục thi hành án dân sự, công tác thi hành án còn nhận được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể ở địa phương, thể hiện qua việc ngày 11/9/2015 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 50-CT/TU về công tác thi hành án của cả hệ thống chính trị, gắn công tác thi hành án dân sự với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế - xã hội và an ninh trật tự ở từng địa phương.
Ngay từ đầu những ngày đầu năm, trên cơ sở đánh giá kết quả công tác năm 2015, Cục Thi hành án dân sự đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ giải pháp thực hiện công tác thi hành án dân sự năm 2016 để cùng nhau phấn đấu cho một năm mới với niềm tin thắng lợi nó bắt nguồn từ sự lớn mạnh không ngừng về nguồn lực qua từng giai đoạn cụ thể.
* Giai đoạn 2004 – 2008:
Năm 2004 khi mới thành lập các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh bao gồm Phòng Thi hành án tỉnh trực thuộc Sở Tư pháp, 06 Đội Thi hành án trực thuộc Phòng Tư pháp thị xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A toàn ngành có 32 biên chế trong Phòng Thi hành án 05 công chức (01 Quyền trưởng Phòng, 01 Chấp hành viên, 01 kế toán 01 cán sự, 01 lái xe), các Đội Thi hành án có 27 công chức trong đó có 07 chấp hành viên cấp huyện(kể cả Đội trưởng, Phó đội trưởng).
Thực hiện Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự; Ngày 04/5/2005 Phòng và các Đội THADS trong tỉnh được đổi tên thành Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện; tháng 06/2005 có thêm Thi hành án thị xã Tân Hiệp sau đổi tên là thị xã Ngã Bảy (được chia tách từ huyện Phụng Hiệp cũ). Sở Tư pháp được Bộ trưởng ủy quyền về mặt tổ chức cán bộ của cơ quan Thi hành án ở địa phương cùng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao là giúp UBND cùng cấp quản lý về THADS ở địa phương đã tạo điều kiện cho cơ quan Thi hành án tỉnh chủ động trong công tác tham mưu kiện toàn tổ chức cán bộ của ngành; Trong đó từ năm 2006 khi các Phòng chuyên môn của Thi hành án tỉnh được thành lập, đã chuyển giao công tác, hồ sơ tổ chức thi hành án từ Văn phòng Sở sang Văn phòng cơ quan Thi hành án tỉnh. Trong giai đoạn này công tác tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng … nhằm bổ sung, nâng cao nguồn nhân lực tiếp tục được đẩy mạnh.
Chi cục THADS thành phố Vị Thanh |
Chi cục THADS huyện Châu Thành |
Chi cục THADS huyện Châu Thành A |
Chi cục THADS huyện Long Mỹ |
Ảnh tập thể công chức của các Chi cục THADS trực thuộc
Đến cuối năm 2008, các cơ quan Thi hành án trong tỉnh có 82 biên chế công chức trên 93 biên chế định biên (tỉnh 15/22, cấp huyện 67/71) trong đó có 18 chấp hành viên (có 12 chấp hành viên, đồng thời là công chức lãnh đạo quản lý), 01 thẩm tra viên; Trình độ công chức đã được nâng lên một bước: về chuyên môn: có 61 đại học, 01 cao đẳng,11 trung cấp; về chính trị: 03 cao cấp lý luận chính trị, 02 trung cấp; Bồi dưỡng quản lý Nhà nước: 04 chuyên viên chính, 03 chuyên viên. Đội ngũ công chức lãnh đạo quản lý đã được kiện toàn một bước, các đơn vị đều có cấp trưởng (kể cả phòng chuyên môn của Thi hành án tỉnh), 05 đơn vị có Phó trưởng Thi hành án.
* Giai đoạn 2009 đến nay
Thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ, bằng sự chủ động, chuẩn bị chu đáo ngay từ tháng 4/2009 các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh đã tiến hành các quy trình thủ tục nhằm thực hiện việc chuyển đổi các chức danh, chức vụ theo quy định mới; Vì vậy, cuối năm 2009 Bộ Tư pháp đã ra quyết định thành lập, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo Cục và các Chi cục THADS trong tỉnh, dưới sự chủ trị của lãnh đạo Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Hậu Giang, Lễ công bố thành lập Cục và các Chi cục THADS trong tỉnh được tổ chức trang trọng tạo được sự quan tâm của các ngành các cấp ở địa phương đối với cơ quan THADS và công tác THADS.
Ảnh tập thể công chức của Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Từ năm 2009 đến nay công tác tổ chức, cán bộ làm công tác thi hành án dân sự tiếp tục được củng cố kiện toàn. Các kế hoạch quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2021; Kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý trong ngành giai đoạn 2012 – 2015 được xây dựng theo chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng bộ Tư pháp, Tổng cục THADS và Tỉnh ủy Hậu Giang.
Toàn ngành trong tỉnh được phân bổ thêm 12 biên chế, nâng số lượng định biên 105 (Cục 26, Chi cục 79) tính đến thời điểm hiện tại số biên chế thực hiện là 104/105, trong đó có 71 công chức có chức danh tư pháp gồm 44 chấp hành viên, 09 thẩm tra viên, 18 thư ký thi hành án (chiếm 68,27% công chức toàn ngành); chính trị: 10 cao cấp, 07 trung cấp; quản lý nhà nước: 11 chuyên viên chính, 17 chuyên viên. Đến tháng 08/2015 có thêm Chi cục THADS thị xã Long Mỹ (được chia tách từ huyện Long Mỹ cũ) tổng cộng có 08 Chi cục trực thuộc và 04 Phòng chuyên môn thuộc Cục.
Năm 2016 là năm đánh dấu chặn đường 12 năm của ngành Thi hành án dân sự tỉnh Hậu Giang hình thành và phát triển. Từ những tiền đề đã có bước sang năm Bính Thân 2016 Cục THADS đã xác định công tác tổ chức cán bộ là khâu đột phá, chiến lược để thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ cần đi sâu nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của công chức để từ đó có những định hướng tốt về việc điều động, luân chuyển, biệt phái cho phù hợp tạo cho tập thể các Chi cục tăng cường hơn nữa trong việ đoàn kết nội bộ, từ đó mới phát huy được hết nội lực hiện có tại đơn vị. Tăng cường rà soát đội ngũ chấp hành viên, thẩm tra viên, thư ký, chuyên viên trong quy hoạch cử đi đào tạo về lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng… để đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu của ngành kiện toàn được tổ chức cho các Phòng chuyên môn thuộc Cục và các Chi cục trực thuộc, cử công chức tham gia các lớp đạo tạo về chuyên môn nghiệp vụ tạo cho đội ngũ công chức thật sự vững vàng về chuyên môn, giỏi về kỹ năng nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới, nhiệm vụ ngày càng khó khăn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống cho công chức ngành, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đáp ứng được 05 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của công chức Ngành thi hành án dân sự:
- Chuẩn mực thứ nhất: Với Tổ quốc – Trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Chuẩn mực thứ hai: Với nhân dân - Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
- Chuẩn mực thứ ba: Với công tác tư pháp - Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư.
- Chuẩn mực thứ tư: Với đồng nghiệp - Đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ.
- Chuẩn mực thứ năm: Với bản thân - Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn pháp luật.
Không để xảy ra tiêu cực trong công tác tổ chức thi hành án dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài, ứng dụng và khai thác hiệu quả hệ thống quản lý cán bộ và chức danh tư pháp nhằm giảm tải được nhiều áp lực trong công tác quản lý cán bộ…
Nhiệm vụ của Ngành là đảm bảo tổ chức thực hiện nghiêm việc thi hành các Bản án , Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Hàng năm số việc và giá trị tài sản thu lý đều tăng dân đến việc tổ chức thi hành các Bản án, Quyết định gặp không ít khó khăn, có nhiều vụ việc phức tạp với các quan hệ đan xen phát sinh, những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công tác thi hành án dân sự như điều kiện của người phải thi hành án chậm được cải thiện, ý thức pháp luật chưa cao, tài sản bán đấu giá không có người mua, người dân ẹ ngại mua tài sản thi hành án… dẫn đến không thể hoàn thành được các chi tiêu nhiệm vụ được giao, tuy không hoàn thành nhiệm vụ nhưng nhìn lại kết quả thì số việc và giá trị tài sản thi hành được hàng năm điều tăng so với cùng kỳ phản ánh được sự cố gắng của tập thể công chức toàn ngành cụ thể năm 2015 các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh đã thi hành và giải quyết xong 5.498/6741 việc có điều kiện thi hành đạt tỷ lệ 81,56% (tăng 143 việc so với cùng kỳ), 175.159.364.000/223.664.547.000 đồng có điều kiện thi hành đạt tỷ lệ 78,31% (tăng 63.470.443.000 đồng), bởi lẽ trên công tác tổ chức phải thật sự là một khâu đột phá, chiến lược để hoàn thành được nhiệm vụ chi tiêu năm 2016 của Tổng cục THADS giao.
Từ những kết quả đạt được trong công tác tổ chức thi hành án thì các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh còn thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, không làm phát sinh các điểm nóng về khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thi hành án dân sự góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Đây là một khâu quan trọng góp phần vào hoàn thành việc tổ chức thi hành các Bản án, Quyết định của Tòa án để theo dõi sâu sát và có hệ thống Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo – Cục THADS tỉnh đã lập sổ sách theo dõi tiếp dân tại Cục và tổng hợp nắm bắt được tình hình tiếp dân của các Chi cục, phân công công chức thực hiện trách nhiệm tiếp dân theo lịch công tác hàng tuần đồng thời gắn với trách nhiệm xử lý đơn thư, thống nhất các nguyên tắc trong công tác tiếp dân để thực hiện.
Đảm bảo việc bố trí phòng tiếp dân, có biên bản ghi chép kết quả tiếp công dân vào sổ theo dõi tiếp công dân, những vụ việc phức tạp thì báo cáo lãnh đạo ngay để kịp thời xử lý, đối với lãnh đạo trực tiếp tiếp công dân vào ngày thứ năm hàng tuần tại trụ sở Cục. Khi người dân đến gửi đơn khiếu nại, tố cáo thì Văn phòng vào sổ công văn đến trình lãnh đạo chuyển Phòng Kiêm trả giải quyết khiếu nại, tố cáo để giải quyết theo trình tự thủ tục. Việc tiếp dân thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại, cán bộ tiếp dân phải giải thích cho các đương sự về các quy định của pháp luật, thẩm quyền giải quyết vụ việc tạo cho người dân an tâm, đồng thuận với những gì đã giải thích.
Thông qua việc theo dõi đơn thư của cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh, Cục THADS nắm bắt được tình hình chung, xác định được địa bàn trọng điểm, địa bàn yếu đánh giá về chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của từng Chi cục, kịp thời chấn chỉnh, phục vụ việc đánh giá, đề bạc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật…Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị trực thuộc, kết quả cho thấy thời gian qua đã có chiều hướng giảm so với trước, nhiều vụ việc phức tạp được xử lý xong.
Tổ chức họp mặt
kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 |
Hội thao
kỷ niệm ngày truyền thống thi hành án dân sự |
Thi đổ bánh xèo |
Khám, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các hộ gia đình chính sách, gia đình nghèo |
Một số hình ảnh hoạt động đoàn thể của Ngành thi hành án dân sự tỉnh Hậu Giang
Những kết quả đã đạt được mặc dù chưa cao, song với những khó khăn đặc thù giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng để đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật đòi hỏi cần phải có sự nổ lực rất lớn của công chức ngành, về mặt thể chế có những thuận lợi khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực ngày 01/7/2015, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã giải quyết được những bất cập trong thời gian qua không thể thực hiện được , sự chủ động trước những khó khăn những điều đó tạo niềm tin để đội ngũ những người làm công tác thi hành án dân sự tỉnh Hậu Giang bước sang năm mới Bính Thân 2016 với khí thế và quyết tâm đạt được những thành tựu mới.
Trúc Ly – Hữu Huy
Tác giả ảnh: Hữu Huy