Chính phủ số là Chính phủ hoạt động hoàn toàn trên nền tảng công nghệ số, hay số hóa mọi hoạt động của Chính phủ. Chính phủ số là sự kế thừa, phát triển lên một trình độ công nghệ cao hơn của chính phủ điện tử.
Chính phủ điện tử sử dụng công nghệ thông tin truyền thông vào các hoạt động và thực hiện các hoạt động của mình. Tuy nhiên, Chính phủ điện tử vẫn thực hiện các hoạt động của mình theo các quá trình hiện hữu; những đổi mới, sáng tạo trong nội dung thông tin quản lý vẫn dựa trên hệ thống thông tin báo cáo của các cấp, các ngành, sự tổng hợp, phân tích của con người trong các bộ phận chức năng Chính phủ số không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin làm công cụ, phương tiện kết nối Chính phủ với người dân và doanh nghiệp, giữa Chính phủ với chính quyền các cấp, mà toàn bộ hoạt động của Chính phủ dựa trên nền tảng công nghệ số, hoàn toàn được số hóa, đặc biệt là hệ thống thông tin, dữ liệu; không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp như của chính phủ điện tử mà còn có thể sử dụng, khai thác, phân tích hệ thống cơ sở dữ liệu để hỗ trợ quá trình sáng tạo, đưa ra quyết định về những nội dung mới, quan điểm mới, các dịch vụ công mới của Chính phủ cho người dân và doanh nghiệp, phục vụ sự phát triển đất nước. Chính phủ số sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp so với Chính phủ điện tử.
Ở nước ta, trên cơ sở kết quả xây dựng, hoạt động của chính phủ điện tử, việc xây dựng chính phủ số đang được Chính phủ tích cực triển khai với mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng chính phủ nước ta thành chính phủ số. Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, Ban Chỉ đạo xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử của các bộ, ngành, địa phương được mở rộng chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Cùng với việc tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng thể chế luật pháp, chính sách, Chính phủ tích cực thúc đẩy việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia kết nối tất cả các ngành, lĩnh vực, các địa phương cả nước và bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động của chính phủ số, của người dân và doanh nghiệp trong môi trường số”.
Trước đó, Chi bộ Cục THADS tỉnh đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý III năm 2023 với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số”.
Qua triển khai các đảng viên nhận thức được sự thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số gồm 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số để thực hiện được 3 trụ cột nêu trên thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, cần yếu tố sản xuất mới, cần động lực mới. Không gian mới là kinh tế số, lực lượng sản xuất mới là công nghệ số, nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số, yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số, động lực mới là đổi mới sáng tạo số.
Hữu Huy
Văn phòng Cục