Miễn, giảm khoản tiền lãi chậm thi hành án thực hiện thế nào cho đúng?
(01/06/2017)
Miễn, giảm thi hành án là một quy định nhằm xem xét, xóa bỏ hoặc giảm bớt một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước đối với người phải thi hành án khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc được xem xét miễn, giảm một mặt là quyền của người phải thi hành án, mặt khác là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, trong đó bao gồm cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Tòa án nhân dân.Trong thực tiễn rà soát, xây dựng hồ sơ miễn, giảm thi hành án trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành nhận thấy còn có những cách hiểu không thống nhất, dễ dẫn đến bỏ sót những trường hợp lẽ ra có đủ điều kiện, điều này gây ảnh hưởng đến chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến người phải thi hành án.
Giải quyết vướng mắc trong việc tổ chức thi hành quyết định giám đốc thẩm
(12/05/2017)
Ngày 25/11/2015, Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 thay cho Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 và Luật số 65/2011/QH12. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 bao gồm các quy định về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự và nhiều điểm mới cập nhật. Bộ luật tố tụng dân sự có nhiệm vụ góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Do đó, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật đặc biệt là Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các đạo luật có liên quan. Đồng thời sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 và Luật số 65/2011/QH12 nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để Tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Vấn đề thu phí thi hành án trong vụ việc thi hành án phá sản
(12/05/2017)
Ngày 10/11/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự. Thông tư ban hành đã giải quyết được một số khó khăn vướng mắc liên quan đến việc thu phí thi hành án dân sự như: thu phí thi hành án dân sự khi các đương sự thỏa thuận việc thi hành án; việc hoàn phí thi hành án trong trường hợp có nhầm lẫn về số tiền phí thi hành án ... Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Thông tư trên trong thực tiễn đã phát sinh bất cập cần tháo gỡ, đó là việc thu phí thi hành án trong các vụ việc thi hành án phá sản.
Bàn về việc trích nộp tiền thuế
(12/05/2017)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự (THADS) thì trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để đảm bảo thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên hanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bản đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS. Tuy nhiên, trên thực tế, khi tài sản được xử lý để đảm bảo thi hành án còn đặt ra thứ tự thanh toán khoản nghĩa vụ tài chính người phải thi hành án phải thực hiện đối với Nhà nước thì khi xử lý số tiền thu được từ việc bán tài sản, cầm cố sẽ được cơ quan THADS xử lý như thế nào? Vấn đề này được đặt ra từ một vụ việc cụ thể, tác giả đưa ra để đồng nghiệp cùng nghiên cứu, trao đổi, đưa ra quan điểm giải quyết.
Bàn về việc kê biên, xử lý tài sản chung
(12/05/2017)
Trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án thì pháp luật đã giao cho Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự được quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án. Trong 06 biện pháp cưỡng chế cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự thì biện pháp “Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ” được Chấp hành viên áp dụng nhiều nhất.
Vài nét lịch sử quy định về biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định 06/12/2016
(19/01/2017)
Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động quan trọng trong quá trình thi hành án dân sự. Bản án, quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan, tổ chức khác được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự phải được nghiêm chỉnh thi hành; trường hợp đương sự không tự nguyện thi hành thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc phải thi hành án. Có nhiều biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự, trong đó có biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập vài nét lịch sử quy định về biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định.
Áp dụng quy định về ưu tiên thanh toán tiền thi hành án
(19/01/2017)
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự (THADS) quy định trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau: “Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó”. Đồng thời, Khoản 3 Điều 47 Luật THADS quy định: “Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm”. Tuy nhiên, khi áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc cụ thể cần xác định thanh toán tiền thi hành án cho đúng với quy định nêu trên còn có một số ý kiến và quan điểm khác nhau. Trong phạm vi bài viết này tác giả đề cập đến một vụ việc cụ thể cần có quan điểm thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự.