CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH LUẬN – NGHỆ THUẬT HẸN ƯỚC BẮC NAM NHÂN KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2025)
(22/04/2025)
“HẸN ƯỚC BẮC NAM” là hành trình ngược dòng lịch sử để tri ân quá khứ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và thắp lên khát vọng dựng xây tương lai.
Với sân khấu thực cảnh quy mô lớn cùng công nghệ 3D mapping, Soundscape, Laser, màn nước… Chương trình có sự góp mặt của nhiều nhân chứng lịch sử, cựu chiến binh và dàn nghệ sĩ tên tuổi: NSND Tự Long, NSND Thanh Hoa, Anh Tú Voi Bản Đôn, Hòa Minzy, Tố My, Hồ Trung Dũng, Oplus, NSUT Vũ Thắng Lợi, NSUT Hoàng Tùng, Quán quân Sao Mai Hoàng Hồng Ngọc, ca sĩ hàng đầu Quân đội Viết Danh... cùng ekip âm nhạc, biên đạo hàng đầu (Lê Anh Thuỷ, Phạm Việt Tuân, NSUT Phan Lương, NSUT Huy Thông, vũ đoàn PL…) với những bản hùng ca đi cùng năm tháng và tiết mục nghệ thuật đương đại dàn dựng công phu.
Chương trình được truyền hình trực tiếp lúc 20h00 ngày 22/4/2025 trên Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, tiếp sóng ở một số đài địa phương và các nền tảng số.
Trân trọng thông báo để Cán bộ, Chiến sỹ và Nhân dân đón xem!
50 năm thống nhất đất nước - Ngày 22/4/1975: Phê duyệt kế hoạch tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh
(22/04/2025)
Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh họp rà soát lần cuối cùng và phê duyệt kế hoạch tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh, quyết định tiến công giải phóng Sài Gòn từ 5 hướng.
Sáng 22/4/1975, sau khi Bộ Chính trị họp và nghe Quân ủy Trung ương báo cáo về tình hình mặt trận cũng như kế hoạch tác chiến của ta hiện nay, đồng chí Lê Duẩn gửi Điện cho các đồng chí chỉ huy mặt trận (Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và Lê Trọng Tấn) chỉ thị: …“Đêm qua, dưới áp lực của Mỹ và bọn tướng tá, Nguyễn Văn Thiệu đã phải từ chức. Để làm chậm cuộc tiến công của ta vào Sài Gòn, Mỹ-ngụy đã lập chính phủ mới, đưa ra với ta đề nghị ngừng bắn, đi đến một giải pháp chính trị, hòng cứu vãn tình thế thất bại hoàn toàn của chúng. Tất cả tình hình nói trên đang gây rối loạn lớn trong ngụy quân, ngụy quyền...
Thời cơ để mở cuộc tổng tiến công về quân sự và chính trị vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày để kịp thời phát động tiến công. Hành động trong lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn… Các anh ra mệnh lệnh ngay cho các hướng hành động kịp thời, đồng thời chỉ thị cho Khu ủy Sài Gòn-Gia Định sẵn sàng phát động quần chúng nổi dậy kết hợp với các cuộc tiến công của quân đội... Nắm vững thời cơ lớn, chúng ta nhất định giành toàn thắng.”
Nhận được Điện của đồng chí Lê Duẩn, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh họp rà soát lần cuối cùng và phê duyệt kế hoạch tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh, quyết định tiến công giải phóng Sài Gòn từ 5 hướng: Tây Bắc, Bắc-Đông Bắc, Đông-Đông Nam, Tây và Tây Nam.
Các đồng chí Hoàng Cầm và Hoàng Thế Thiện, Tư lệnh và Chính ủy Quân đoàn 4, đã tới Sở chỉ huy tiền phương của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh báo cáo tình hình và thông qua quyết tâm với các đồng chí Phó Tư lệnh chiến dịch Lê Trọng Tấn và Phó Chính ủy chiến dịch Lê Quang Hòa.
Trong khi đó, tại Sở chỉ huy cánh Đông, Bộ Tư lệnh cánh Đông nhận nhiệm vụ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh do phái viên của Bộ Tư lệnh chiến dịch truyền đạt. Ngay trong đêm, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 họp nghiên cứu quán triệt nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch tác chiến của Quân đoàn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Cùng ngày, Quân ủy Trung ương cũng Điện gấp cho đồng chí Văn Tiến Dũng, Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, nêu rõ: ..."Địch không có quyết tâm cố thủ Sài Gòn khi bị tiến công mạnh... Chúng trì hoãn để tìm cách đề nghị ngừng bắn, kéo dài thời gian sang mùa mưa. Sài Gòn không giữ nổi thì chúng rút về đồng bằng sông Cửu Long, lấy Cần Thơ làm trung tâm… Hướng Tây Nam và Đường 4 sẵn sàng ngăn chặn, tiêu diệt địch trong tình huống chúng rút từ Sài Gòn về Cần Thơ.”
Tại Đồng Đế, Bộ Tư lệnh đường Trường Sơn đã triệu tập hội nghị khẩn cấp cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc. Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn thông báo kế hoạch chuẩn bị của Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ chung của Bộ đội Trường Sơn và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị.
Tại thị xã Hàm Tân, tỉnh Bình Tuy (nay thuộc tỉnh Bình Thuận), quân địch sau khi rút chạy bằng tàu, thuyền ra biển tưởng lực lượng của ta tiến về phía Nam nên quay lại chiếm giữ thị xã.
Ngày 22/4/1975, Trung đoàn 66 Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 được tăng cường Tiểu đoàn 5 thiết giáp, một Tiểu đoàn pháo 105, một Đại đội pháo cao xạ và Đại đội 9, Trung đoàn 128, Sư đoàn 325 cùng các lực lượng địa phương tiến công giải phóng thị xã Hàm Tân, diệt và làm tan rã gần 5.000 tên địch đang co cụm trong thị xã.
Trong lúc đó, Trung đoàn 812 cùng các lực lượng phối hợp nhanh chóng đánh chiếm khu vực Láng Gòn. Đại đội địa phương 88 dùng cối 60 ly bắn phá kho đạn ở Động Đền. Quân địch ở thị xã La Gi hoàn toàn bị tan vỡ, tháo chạy ra cửa biển Tân Lý.
Cũng bắt đầu từ ngày 22/4/1975, Trung đoàn 148 Quân đoàn 3 có pháo phòng không của Trung đoàn 232 và lực lượng vũ trang địa phương hỗ trợ tiếp tục đánh cắt giao thông và đánh một số trận cấp tiểu đoàn./.
KHI LỊCH SỬ "BỊ LÀM PHIỀN" VÀ BÀI HỌC VỀ LÒNG BIẾT ƠN
(22/04/2025)
Hai người trẻ than phiền vì đại lễ 30/4 khiến mất ngủ, tắc đường. Một người lính già khoác quân phục, cắm cờ đỏ sau xe, vượt hàng trăm cây số vào Nam để dự đại lễ. Hai hình ảnh. Hai thế hệ. Một lời cảnh báo.
Sau vụ một MC nữ cảm thấy “không tự hào” và “rất phiền”, người mẫu kiêm ca sĩ Lê Trung Cương cũng khiến nhiều đồng nghiệp, khán giả bức xúc khi có bài đăng nói về sự kiện mừng đại lễ 30/4. Trên trang cá nhân, Lê Trung Cương viết: "Mong đại lễ này qua mau giúp. Bắt đầu thấy mệt mỏi với kẹt xe, chặn đường, máy bay quân sự ầm ầm trên đầu mỗi sáng".
Những phát ngôn tưởng như vô thưởng vô phạt ấy lại thổi bùng giận dữ cộng đồng. Không phải vì kẹt xe hay tiếng ồn, mà vì sự thiếu vắng lòng biết ơn, sự thiếu hiểu biết về giá trị lịch sử của ngày mà cả dân tộc lấy làm thiêng liêng, ngày thống nhất đất nước sau bao nhiêu máu xương tổn thất. Sau sự việc trong bài viết mang danh nghĩa bảo vệ pháp lý, trang Facebook mang tên luật sư Luân Lê đã đưa ra quan điểm: “Luật pháp không cho phép trừng phạt cảm xúc”, và rằng những phát ngôn như của các bạn trẻ “chỉ là bộc lộ nội tâm, không đáng bị chỉ trích”.
Cùng thời điểm ấy, mạng xã hội lan truyền một hình ảnh khác. Cụ Trần Văn Thanh (77 tuổi, TP Vinh, Nghệ An) rời khỏi nhà từ 17/4, bắt đầu hành trình tự lái xe máy vào TPHCM để được hòa mình vào sự kiện trọng đại của đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ treo sau xe máy.
Cụ không than kẹt xe. Không sợ đường xa. Không cần ống kính. Cụ chỉ lặng lẽ đi như một lời hẹn với đồng đội đã nằm lại đâu đó giữa rừng già năm 1975. Như một lời chào muộn với TP. Hồ Chí Minh ngày thống nhất. Như một khúc tưởng niệm không lời, mà cả dân tộc xúc động.
Không cần phân tích quá dài. Một bên là sự vô cảm thời hiện đại, bên kia là ký ức sống động của lịch sử. Một bên coi ngày đại lễ là “phiền phức”. Bên kia xem đó là thiêng liêng cần tri ân. Đây không còn là chuyện phát ngôn. Mà là biểu hiện của sự mất gốc, rạn vỡ truyền thống khi một bộ phận giới trẻ bắt đầu quên mất rằng mình đang sống trên nền HÒA BÌNH, mà cha ông đã trả bằng MÁU. Sự tôn kính với thế hệ đi trước là một giá trị văn hóa phổ quát toàn cầu chứ không phải chuyện “cổ hủ” như một số người trẻ ngộ nhận.

Ở Nga, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 là quốc lễ. Mọi kênh truyền hình, đường phố, quảng trường đều ngập cờ đỏ để tưởng nhớ 27 triệu người Nga đã ngã xuống trong Thế chiến II. Các cụ cựu binh được vinh danh như anh hùng sống, trẻ em tặng hoa, xếp hàng xin chụp ảnh.

Ở Mỹ, Memorial Day (Ngày tưởng niệm binh sĩ) là dịp để người Mỹ nghỉ lễ, treo cờ rủ, đặt hoa ở nghĩa trang liệt sĩ. Hàng ngàn bài diễn văn, show truyền hình, sự kiện cộng đồng tất cả để nhắc nhở: “Freedom isn’t free - Tự do không phải thứ có sẵn”. Vào ngày này, chính quyền và người dân cũng sẽ tổ chức tuần hành khắp đường phố với mục đích vinh danh những anh hùng dân tộc đã hy sinh khi phục vụ đất nước Hoa Kỳ. Chính các hoạt động tìm hiểu lịch sử hoặc tuần hành đã đem lại không khí sôi nổi và tạo nên một nét văn hóa độc đáo trong ngày lễ Memorial Day.

Ở Hàn Quốc, trong Ngày Hyun Choong Il tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, học sinh phải đứng mặc niệm, cả quốc gia ngừng 1 phút, chuông nhà thờ, nhà ga đều vang lên cùng lúc. Truyền hình quốc gia phát phim tài liệu tri ân.
Những phát ngôn thiếu suy nghĩ từ người nổi tiếng như trên là không thể chấp nhận khi họ có lượng người theo dõi lớn, ảnh hưởng đến tư duy và hệ giá trị của giới trẻ. Khi họ tỏ thái độ dửng dưng với lịch sử, họ vô tình cổ súy một lối sống thờ ơ, phi truyền thống, coi nhẹ cội nguồn. Nếu không được phản biện kịp thời, điều này sẽ trở thành lệch chuẩn văn hóa ngầm, khó sửa chữa.
Trở lại với lập luận trong bài viết trên trang mang tên một luật sư, không ai trừng phạt cảm xúc, chỉ có cộng đồng phản ứng với biểu hiện thiếu trách nhiệm công dân. Đó không phải là luật hình sự, mà là chuẩn mực văn hóa, là phản xạ đạo đức xã hội mà bất cứ quốc gia nào cũng có, từ Việt Nam đến Mỹ, Nga, Nhật. Thưa luật sư, không ai bắt người trẻ phải “yêu nước kiểu giáo điều”. Nhưng khi họ xúc phạm lịch sử, phủ nhận ký ức, thờ ơ với những hy sinh thì họ không chỉ bày tỏ cảm xúc, mà đã đạp lên nền đạo lý cộng đồng.
Luật pháp không điều chỉnh cảm xúc. Nhưng luân lý, văn hóa, lương tri dân tộc thì có. Và điều đó không phải “trừng phạt”, mà là cơ chế tự vệ xã hội trước những biểu hiện lệch chuẩn đang ngày càng lan nhanh trong thời đại mạng xã hội. Phát ngôn lệch chuẩn không thể trốn sau tấm khiên “cảm xúc riêng tư”.
Người trẻ hôm nay không cần phải mặc áo lính, không cần phải “diễn tập yêu nước”. Nhưng cần một thái độ đúng mực với lịch sử, với ký ức của dân tộc. Yêu nước không phải là khẩu hiệu. Đó là biết trân trọng quá khứ, cư xử văn minh với hiện tại và có trách nhiệm với tương lai.
Đừng để sự vô cảm trở thành căn bệnh quốc dân. Hãy biến lòng biết ơn thành sức mạnh văn hóa
PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI CỦA VIỆT NAM - BÀI 1: TỪ BÀI HỌC SỤP ĐỔ LIÊN XÔ ĐẾN CHIẾN LƯỢC CHỐNG PHÁ VIỆT NAM
(22/04/2025)
Năm 2025, Việt Nam long trọng kỷ niệm 50 năm chiến thắng vĩ đại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975-mốc son chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi và thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong khi đó, các thế lực phản động và cơ hội chính trị tăng cường các hoạt động tuyên truyền, chống phá. Chúng tung ra luận điệu xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, thậm chí chúng cho rằng: “Mỹ không hề xâm lược Việt Nam”!?... Những luận điệu, thủ đoạn nguy hiểm này phải được vạch trần, phản bác.
Một trong những mưu toan của các thế lực phản động và cơ hội chính trị theo đuổi trong suốt các thập niên qua là xuyên tạc và bác bỏ thành quả cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, chúng áp dụng một trong những thủ đoạn chiến tranh thông tin hết sức nguy hiểm và thâm độc từng được Mỹ và các nước phương Tây áp dụng thành công để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” trong kỷ nguyên Chiến tranh lạnh. Đó là xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
"Vũ khí" phá hoại khủng khiếp
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các tập đoàn tài phiệt Mỹ quyết định đầu tư toàn diện cho Đức Quốc xã để sử dụng lực lượng này tiến hành “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” dưới hình thức Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm tiêu diệt Liên Xô. Sau khi nhận thấy Liên Xô hoàn toàn có khả năng đánh bại phát xít Đức, Mỹ buộc phải nhảy vào tham chiến với vai trò là “đồng minh” với Liên Xô để ngăn chặn Moscow giải phóng toàn bộ châu Âu. Chính vì thế, ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và các đồng minh phương Tây ngay lập tức phát động Chiến tranh lạnh nhằm làm tan rã Liên Xô. Do đó, Chiến tranh lạnh còn được phương Tây gọi là chiến lược “không đánh mà thắng”. Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ đứng đầu phương Tây tiến hành cuộc chiến tranh thông tin với nội dung cốt lõi là xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, coi Liên Xô là quốc gia “xâm lược châu Âu” chứ không phải giải phóng châu Âu thoát khỏi hiểm họa của chủ nghĩa phát xít Đức.
Chiến dịch xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai được Mỹ và phương Tây tiến hành gia tăng quyết liệt trong những năm “cải tổ” ở Liên Xô (1985-1991). Núp dưới chiêu bài “công khai hóa” để thực hiện “tư duy chính trị mới” của tập đoàn lãnh đạo theo đuổi tư tưởng phản bội chủ nghĩa xã hội do M.Gorbachev và A.Yakovlev đứng đầu, bộ máy truyền thông do các thế lực phản động, cơ hội chính trị kiểm soát nhận được sự chỉ đạo và tài trợ của Mỹ cùng các nước phương Tây thực hiện chiến dịch tuyên truyền rầm rộ, công khai với cường độ cao chưa từng có để xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trực tiếp chỉ đạo chiến dịch xuyên tạc này không ai khác mà chính là A.Yakovlev-điệp viên ảnh hưởng của Mỹ được M.Gorbachev giao trọng trách Trưởng ban tuyên truyền của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Mặc dù lịch sử đã ghi nhận bằng các văn kiện có giá trị pháp lý quốc tế rằng Liên Xô đã hy sinh 27 triệu người trong cuộc đấu tranh vô cùng anh dũng để giải phóng loài người khỏi ách thống trị của phát xít Đức và quân phiệt Nhật, các thế lực phản động và cơ hội chính trị tiến hành chiến dịch xuyên tạc rằng “Liên Xô xâm lược Châu Âu” trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thậm chí chúng còn thêu dệt nên những câu chuyện hoang đường rằng các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã có những hành động cướp phá và hãm hiếp phụ nữ ở những khu vực vừa được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức!? Đáng chú ý là chiến dịch xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai được kết hợp với những luận điệu xuyên tạc các giá trị của chủ nghĩa xã hội nhằm làm tan rã Liên bang Xô viết theo chiến lược “không đánh mà thắng”.
Về sau, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, phân tích chính trị và quân sự của Nga rút ra kết luận: Chiến dịch xuyên tạc vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đóng vai trò như một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn tới sụp đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Họ cho rằng, cuộc chiến tranh thông tin của Mỹ và các nước phương Tây đã làm được điều mà hàng trăm sư đoàn tinh nhuệ của phát xít Đức không thể làm được trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Lịch sử Liên Xô bị chính những kẻ mang danh “các chuyên gia nghiên cứu” và “các nhà lịch sử” xuyên tạc có tác dụng tàn phá còn mạnh hơn vũ khí nguyên tử! Bị tác động của các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các lực lượng phản động và cơ hội chính trị, nhiều người dân Xô viết, thậm chí cả một số cán bộ, đảng viên bắt đầu hoang mang, hoài nghi vai trò lãnh đạo và chính sách đối ngoại hòa bình của Đảng Cộng sản Liên Xô, hoài nghi các giá trị của chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế, ý chí của họ hoàn toàn bị tê liệt, không còn ý thức phản kháng khi M.Gorbachev đưa ra tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên bang Xô viết mặc dù tuyên bố đó vi phạm trắng trợn Hiến pháp Liên Xô.
Ngày nay, mặc dù Liên Xô không còn nữa, các thế lực phản động và cơ hội chính trị vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, coi Liên Xô là “quốc gia xâm lược Châu Âu” để suy diễn ra Liên bang Nga - quốc gia được kế thừa vị thế của Liên Xô, cũng là “quốc gia xâm lược”!? Tiếp sức cho luận điệu này, Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết khẳng định Adolf Hitler - trùm phát xít và J.Stalin - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đều có tội như nhau là gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Với luận điệu xuyên tạc này, tượng đài kỷ niệm các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở nhiều nước châu Âu đã bị đập phá.
Cùng với chiến dịch xuyên tạc Liên Xô và Nga, các phần tử từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức di tản ra khỏi châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai và thế hệ con cháu của họ đã quay trở lại nắm quyền trong bộ máy lãnh đạo của nhiều nước châu Âu, đánh dấu sự phục hồi tư tưởng của chủ nghĩa phát xít. Đứng trước hiểm họa này, Liên bang Nga đề xuất Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết chống phục hồi chủ nghĩa phát xít. Nghị quyết này được tuyệt đại đa số quốc gia thành viên Liên hợp quốc ủng hộ, trong đó có Việt Nam. Để bảo vệ ký ức lịch sử, Tổng thống Nga ban hành sắc lệnh thành lập Ủy ban đặc biệt có nhiệm vụ chống lại các âm mưu xuyên tạc lịch sử Liên Xô và chính sách đối ngoại hòa bình của Liên bang Nga.
Luận điệu xuyên tạc trắng trợn
Ở nước ta, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng gần 40 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, được đông đảo các quốc gia, bè bạn quốc tế ghi nhận. Trong khi đó, các thế lực phản động và cơ hội chính trị vẫn tiếp tục sử dụng thủ đoạn thâm độc xuyên tạc, phủ nhận sự thật đó. Mốc lịch sử Đại thắng mùa Xuân vào ngày 30-4-1975 càng lùi xa, thủ đoạn của các thế lực phản động và cơ hội chính trị xuyên tạc lịch sử càng nguy hiểm trong bối cảnh Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ-quốc gia từng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến này như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
Các thế lực phản động và cơ hội chính trị tung ra những luận điệu xuyên tạc trắng trợn rằng “Mỹ không hề xâm lược Việt Nam”, rằng “Mỹ chỉ tiến hành chiến tranh để giúp Việt Nam tiếp cận nền văn minh”!? Thậm chí, chúng còn cho rằng ở Việt Nam chỉ có “miền Bắc xâm lược miền Nam”. Vì thế, chúng coi ngày 30-4-1975 là “Ngày quốc hận”! Bị tác động bởi các luận điệu xuyên tạc đó, một số người cho rằng trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước “không nên nói về người thắng, kẻ thua”. Lợi dụng việc Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, các thế lực phản động và cơ hội chính trị lu loa rằng việc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ là “không cần thiết” hoặc “hoàn toàn vô nghĩa”. Dư luận cần cảnh giác cao độ và kiên quyết phản bác các luận điệu xuyên tạc nguy hiểm đó./.
Báo QĐND
Lai Châu giảm 64,15% đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
(21/04/2025)
(laichau.gov.vn)
Sáng nay (18/4), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã tổ chức Hội nghị cho ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số nội dung quan trọng. Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thống nhất cao và thông qua Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến giảm từ 106 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 38 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 64,15% đơn vị hành chính cấp xã.
Các đại biểu dự Hội nghị.
Đồng chí Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Cùng điều hành Hội nghị có các đồng chí: Vũ Mạnh Hà - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Văn Lương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các cơ quan, đơn vị liên quan cùng tham dự Hội nghị.
Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Lai Châu được thực hiện trên cơ sở định hướng tại các Kết luận của Trung ương; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu đã giao Đảng ủy Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.
Theo Đề án trình tại Hội nghị, số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp bảo đảm giảm từ 60-70% so với tổng số đơn vị hành chính cấp xã trước khi sắp xếp. Sau các ý kiến thảo luận, góp ý tại Hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã biểu quyết, thống nhất cao thông qua đề án sắp xếp, giảm 64,15% số đơn vị hành chính cấp xã.
Các đồng chí điều hành Hội nghị.
Trước khi sắp xếp, tỉnh Lai Châu có 106 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 94 xã, 5 phường và 7 thị trấn. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lai Châu có 38 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 36 xã, 2 phường. Như vậy sau khi sắp xếp, tỉnh Lai Châu giảm 68 đơn vị hành chính cấp xã gồm 59 xã, 2 phường, 7 thị trấn, giảm 64,15% số đơn vị hành chính cấp xã.
Theo đồng chí Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu, xét về tổng thể, phương án sắp xếp cấp xã bước đầu tại tỉnh Lai Châu đảm bảo theo định hướng của Trung ương. Các đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp bảo đảm tiêu chuẩn về quy mô dân số của đơn vị hành chính theo quy định.
Quang cảnh Hội nghị.
Cùng với đó, các đơn vị hành chính cấp xã khi sáp nhập đều có vị trí địa lý liền kề, phần lớn có chung lịch sử hình thành, phát triển, giao thoa về văn hóa, phong tục tập quán; quy mô, trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế tương đồng, điều kiện tự nhiên, địa lý phù hợp cho việc sáp nhập...
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố khẩn trương tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương, trình Chính phủ xem xét để trình Ban Thường vụ Quốc hội.
Phát động cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tư tưởng của Đảng
(21/04/2025)
- Chiều 17/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tổ chức chức năng Lễ phát động Cuộc thảo luận chính về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ năm; Giải báo chí tỉnh Lai Châu về xây dựng Đảng năm 2025. Hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu đến các huyện, thành phố.
Tại điểm cầu có đồng chí Vũ Mạnh Hà - Ủy viên dự khí Ban Chấp hành Trung ương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy dự phòng và chỉ đạo Lễ phát động. Tham dự có các đồng chí: Lê Đức Dục - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh Thủy, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi, Giải báo chí; Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở hữu, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội; các cơ quan tư tưởng, văn hóa tỉnh...

Đồng chí Vũ Mạnh Hà - Phó Bí thư Thường trực trực tiếp phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động.
Phát động kết quả cuộc thi, đồng chí Lê Đức Dục - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh khẳng định Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và báo chí tỉnh Lai Châu về xây dựng Đảng ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, công việc tổ chức và tham gia các giải báo chí và cuộc đua này vẫn còn rất Khiêm tốn về quy mô, cách thức tổ chức và chất lượng các sản phẩm tham dự. Đồng chí luận đề nghị, cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong toàn diện ý tưởng sâu sắc về kế hoạch chức năng Cuộc thi và Giải thích chí. Chủ động hướng dẫn, phát hiện, lựa chọn tài liệu; động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là năng lượng trẻ, người làm công tác thảo luận, báo chí, truyền thông tích cực tham gia. Phấn đấu để Cuộc tranh luận và báo chí năm 2025 thực sự trở thành vũ trụ chính trị sâu rộng, có chiều sâu, có sức mạnh chiến đấu và lan tỏa mạnh mẽ.

Đồng chí Lê Đức Dục - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh phát biểu biểu tượng Lễ phát động.
Phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động, đồng chí Vũ Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị, các công việc, tổ chức cung cấp cần chủ động phân phối hợp tuyên truyền, phát triển khai sâu rộng Cuộc thi và Giải thích chí chí mạnh mẽ tới từng chi bộ, tổ chức cơ sở. Khuyến khích các chi bộ khu dân cư, hoàn bộ trí tuệ, thư viện, thanh niên dương tích cực. Các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tăng cường mở rộng trang chuyên nghiệp, chuyên mục, tăng cường tin bài, thời lượng phát sóng tuyên truyền về Cuộc thi và giải thưởng trên trang thông tin điện tử, trang fanpage, các ấn phẩm phát hành bảo đảm phù hợp, hiệu quả; thành viên 100% phóng to, thành viên có hoạt động dự án. Các huyện, thành ủy tập trung chỉ đạo, định hướng ủy thác các xã, phường phát triển thực hiện trước khi cấp huyện kết thúc hoạt động, đảm bảo không gián đoạn Cuộc hội thi, Giải báo chí.

Đồng chí Lê Chí Công - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh công việc thông tin có thể thực hiện cuộc thi này.
Ban Tổ chức đã thông báo đủ điều kiện để thực hiện cuộc thảo luận chính về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Giải thích và báo chí Lai Châu về Đảng xây dựng Đảng năm 2025. Đối tượng dự phòng là cán bộ, các thành viên và mọi công dân đang sinh hoạt, làm việc tại địa bàn tỉnh. Tác phẩm dự phòng thuộc các loại thể loại: báo in, báo điện tử, tạp chí khoa học, phát thanh, truyền hình, video clip. Ban tổ chức khuyến khích các sản phẩm dự thi cần khơi dậy sự đổi mới sáng tạo của các tác giả, có sự đầu tư, tìm kiếm mang tính chuyên sâu trong luận luận, thảo luận, luận cứ bảo đảm tính thuyết phục, hài hòa lý luận và thực tiễn.

Quang cảnh Lễ phát động.
Trong đó, trọng tâm lựa chọn chủ đề tài gắn kết thực tiễn như: Bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làn tỏa đường lối của Bên, thành phẩm 40 năm đổi mới; kết quả thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, xây dựng - chỉnh sửa Bên, phản bác quan điểm sai trái trên không gian mạng. Ban Tổ chức Cuộc thi nhận sản phẩm đến hết ngày 1/7/2025 theo dấu bưu điện.
Hỗ trợ nâng cao năng lực ứng dụng số cho người dân
(16/04/2025)
Ngày 8/4, tại Trường Đại học Hồng Đức, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức phát động phong trào “Bình dân học vụ số” với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các ban, ngành cùng trên 300 cán bộ, đoàn viên, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Lễ phát động
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, việc phổ cập tri thức số cho toàn dân đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách số, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Do đó, phong trào “Bình dân học vụ số” được phát động nhằm phát huy vai trò của đoàn viên thanh niên trong tham gia hỗ trợ nâng cao năng lực số, khả năng sử dụng các thiết bị và ứng dụng số cho người dân.
Phát biểu tại lễ phát động, Bí thư Tỉnh đoàn Lê Văn Châu khẳng định, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” các cấp bộ Đoàn đang duy trì đội hình thanh niên tình nguyện chuyển đổi số, ngày thứ Bảy tình nguyện… tuyên truyền, hướng dẫn lưu động đến từng hộ gia đình. Đến nay, các cơ sở đoàn phối hợp với Công an xã hỗ trợ, hướng dẫn cài đặt phần mềm VNeID cho đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân. Toàn tỉnh đã thành lập được 2.349 Tổ công nghệ số cộng đồng với sự tham gia của 19.066 cán bộ, đoàn viên, thanh niên nhằm hướng dẫn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân làm căn cước công dân, cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử…
Thời gian tới, các cấp bộ Đoàn tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, các cấp bộ Đoàn, Hội, đoàn viên thanh niên về phong trào “Bình dân học vụ số”; thành lập các Đội hình “Bình dân học vụ số” do thanh niên làm nòng cốt. Đồng thời, tổ chức các lớp “Bình dân học vụ số” trong cộng đồng dân cư, thanh niên nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên có nhận thức, thái độ đúng đắn về chuyển đổi số cũng như nhân rộng các giải pháp, mô hình, phần việc thanh niên trong quá trình xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số ở địa phương, đơn vị.
Tại lễ phát động, hơn 300 cán bộ, đoàn viên, sinh viên được báo cáo viên của Công an tỉnh và Trường Đại học Hồng Đức truyền đạt các chuyên đề, hướng dẫn truy cập internet và các kỹ năng số thiết yếu (sử dụng phần mềm và mạng xã hội) văn minh, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin ở mức cơ bản nhất, tránh lừa đảo số. Qua đó trang bị kỹ năng số cho đoàn viên thanh niên khai thác có hiệu quả các dịch vụ, nền tảng số, công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo trong học tập, công việc và cuộc sống.
Hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm phục vụ hành chính công
Ngay sau lễ phát động, các đội hình “Bình dân học vụ số” làm nhiệm vụ hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm phục vụ hành chính công; hỗ trợ cài đặt sử dụng VneID, thanh toán điện tử an toàn cho người dân và các tiểu thương tại các điểm chợ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
(Theo TTXVN)