Phú Yên, với chặng đường 23 năm công tác thi hành án dân sự

05/07/2016
Gần đến tháng 7 hàng năm là nhớ đến sự kiện công nhận ngày 19/7 hàng năm là “Ngày truyền thống Thi hành án dân sự” theo Quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 05/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ.


Nhìn lại sự hình thành và phát triển của ngành Thi hành án dân sự đã trải qua chặng đường dài để được công nhận “19/7 hàng năm là Ngày truyền thống Thi hành án dân sự”. Mốc son lịch sử  ấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng để các thế hệ công chức công tác thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng có dịp tổ chức ôn lại truyền thống vẻ vang, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, tiếp thu, kế thừa và phát huy truyền thống của ngành cũng như khởi xướng những phương hướng, giải pháp mới, sáng tạo, hiệu quả nhằm xây dựng ngành Thi hành án dân sự ngày càng phát triển bền vững, đáp ứng công cuộc cải cách tư pháp và góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
Trong lịch sử truyền thống- một chặng đường 23 năm qua, từ khi chính thức ngành thi hành án dân sự được tách ra từ Tòa án nhân dân các cấp chuyển giao sang các cơ quan thuộc Chính phủ quản lý, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cải cách về công tác thi hành án dân sự từ năm 1993 đến nay.  Trong 23 năm qua,  ngành Thi hành án dân sự Phú Yên đã phát triển không ngừng, đổi mới cả về thể chế, tổ chức  hoạt động bộ máy và đội ngũ Chấp hành viên, công chức Thi hành án dân sự trong toàn tỉnh được nâng cao hơn về trình độ. Song cũng chứng kiến biết bao thăng trầm, gian khổ trong thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự, gặp không ít khó khăn trong vấn đề tạo nguồn nhân lực, về con người và cơ sở vật chất; trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, cũng không tránh khỏi với thực tiễn cưỡng chế thi hành án dân sự, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự... nhưng rồi cũng qua đi. Đến hôm nay nhìn lại bề dày thành tích và những đổi thay, sự phát triển vượt bậc trong mấy mươi năm qua. Tổ chức bộ máy khá hoàn chỉnh với tổng số biên chế hiện nay 107/112 (cấp Cục 24 biên chế, 09 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: 83 biên chế), cơ cấu tổ chức đã kiện toàn đủ chức danh Trưởng, phó của  04 Phòng chuyên môn và  09 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các chức danh tư pháp khác đều kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích cho đội ngũ công chức trong ngành thi hành án dân sự Phú Yên theo đúng quy trình và đảm bảo chất lượng đi vào hoạt động đạt hiệu quả cao cũng như sự trưởng thành của trãi nghiệm đội ngũ Chấp hành viên (hiện nay, toàn tỉnh Phú Yên có 41 chấp hành viên trong đó, 13 chấp hành viên trung cấp và 28 chấp hành viên sơ cấp) đã được đào tạo và hành nghề đạt chất lượng đáp ứng được yêu cầu đổi mới chung của đất nước, đảm trách tốt lượng án hàng năm gần 8 ngàn việc trên hàng trăm ngàn tỉ đồng và đều vượt chỉ tiêu Tổng cục giao. Trong thời gian đã qua, có nhiều đơn vị đạt danh hiệu cao quý được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, như đơn vị Thành phố Tuy Hòa, huyện Sơn Hòa và có nhiều cá nhân đạt danh hiệu cao quý của các cấp, các ngành và Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng Khen; Bằng khen của Bộ Tư Pháp như Huyện Đông Hòa, Sông Cầu… Riêng Cục thi hành án dân sự tỉnh được 02 lần Bộ Tư Pháp tặng cờ thi đua xuất sắc ngành tư pháp.
Với những kết quả đó, là niềm vinh dự của ngành thi hành án dân sự Phú Yên và cũng là tấm gương cho thế hệ trẻ tự hào và phấn đấu hơn nữa. 70 năm (19/7/1946-19/72016) kỉ niệm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự là dịp để chúng tôi gặp gỡ những người đã và đang từng công tác, có nhiều kinh nghiệm nhất chia sẻ, động viên lớp trẻ.  Khi tiếp xúc với những Chấp hành viên “lão làng” nhất trong ngành, các anh, chị đã trao đổi và bộc bạch những tâm huyết với “nghề” Thi hành án dân sự xen lẫn những tâm tư, tình cảm  gắn bó trong  suốt  23 năm qua. Những lời tâm sự đầy nhiệt huyết đó đã nói lên tâm trạng: “ Trong lĩnh vực tố tụng, thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng, nơi đây chứa đựng biết bao sự khó khăn, phức tạp,  sự dồn én, sự bức xúc của đương sự trút lên hết ở giai đoạn thi hành án. Cho nên, ngành chúng ta phải chịu đựng và chấp nhận để dung hòa các mối quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình và kinh doanh thương mại … nhằm bảo vệ được cho họ các quyền, lợi ích hợp pháp mà họ đã tin tưởng giao cho mình thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp mà thôi. Những ai đã trãi nghiệm qua, là thẩm thấu được cái khó khăn, phức tạp và cũng là niềm vinh dự được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao cho chúng ta thực hiện nhiệm vụ đó. Vì thế, đã yêu nghề là chấp nhận khó khăn và tâm huyết thực sự với nghề nghiệp của mình, có “ cái tâm, cái tài” trong nghề nghiệp thì mọi việc vẫn suông sẻ và đạt hiệu quả cao, được nhân dân tin tưởng…” Những tâm sự ấy, gợi cho lớp trẻ chúng tôi, phải học tập những kinh nghiệm quý giá đó, để rồi phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng ngành thi hành án dân sự địa phương phát triển bền vững  hơn.
Nhân dịp kỷ niệm (19/7/1946- 19/7/2016) ngày truyền thống ngành thi hành án dân sự. Phú Yên, đã tổ chức nhiều hoạt động, phong trào về văn nghệ, thể thao và thi đấu giao hữu giữa các cụm thi đua trong tỉnh cũng như tri ân những cán bộ, công chức đã về hưu, một thời đã công hiến cho ngành nhiều công lao, thành tích tốt góp phần xây dựng ngành thi hành án Phú Yên được phát triển đến bây giờ. Bỡi lẽ, đây là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng để các cơ quan thi hành án có dịp ôn lại lịch sử hình thành và phát triển, qua đó, tạo tinh  thần hăng say lao động, sáng tạo và phấn chấn hơn trong thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự trong thời gian tới. Đặc biệt là cố gắng, quyết tâm thi đua đạt chỉ tiêu giao năm 2016 và những năm tiếp theo.
Lê Lanh