Tự hào 70 năm cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Yên Bái phát triển cùng cả nước
Kể từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, công tác thi hành án dân sự được Chính quyền cách mạng đặc biệt quan tâm, các cơ quan thi hành án dân sự đã từng bước khẳng định vị trí và vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong 70 năm xây dựng và trưởng thành, với biết bao thăng trầm và biến động, các cơ quan thi hành án dân sự đã từng bước vượt qua những khó khăn, có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 24/01/1946, năm tháng sau ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL quy định về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán, trong đó, khoản 3, Điều 3 của Sắc lệnh quy định: Ban Tư pháp xã có quyền “Thi hành những mệnh lệnh của các Thẩm phán cấp trên”. Đây chính là văn bản pháp lý đầu tiên đánh dấu sự ra đời về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự trong chế độ mới; tiếp đó ngày 19/7/1946 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 130/SL quy định về thể thức thi hành mệnh lệnh hoặc bản án của Tòa án, đây là văn bản của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định riêng về công tác thi hành án, thẩm quyền và thể thức thi hành bản án.
Thi hành án dân sự Hưng Yên 70 năm xây dựng và trưởng thành
Năm 2016 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020, năm kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 - 19/7/2016). Sau 70 năm hình thành và phát triển, ngành THADS đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hội thi Chấp hành viên giỏi khu vực miền núi phía Bắc tại Tuyên Quang: Tưng bừng sắc màu văn hóa
Ngày 04/6/2016, Hội thi Chấp hành viên giỏi khu vực miền núi phía Bắc tại tỉnh Tuyên Quang chính thức được bắt đầu. Tham dự và chỉ đạo Hội thi có Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sơn - Phó trưởng Ban tổ chức Hội thi; Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực, Trưởng Ban Giám khảo; đồng chí Nguyễn Hải Anh - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang; đồng chí Lê Quang Bích - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang; các đồng chí đại diện cho các cơ quan, ban ngành tỉnh Tuyên Quang, cơ quan thông tấn báo chí, Đài phát thanh truyền hình tỉnh Tuyên Quang.
Sôi nổi khởi động vòng thi Chấp hành viên giỏi khu vực miền núi phía Bắc tại tỉnh Tuyên Quang
Ngay sau khi Hội thi Chấp hành viên giỏi lần thứ nhất khu vực Đồng bằng Bắc bộ tổ chức thành công tại Hà Nội, Ban tổ chức Hội thi tiếp tục tổ chức Vòng 2 thi khu vực tại tỉnh Tuyên Quang, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng với 13 Đội thi đến từ các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc tham gia tranh tài. Tại buổi tổng duyệt có Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sơn, Phó trưởng Ban tổ chức đã đến tham dự và chỉ đạo. Ban Giám khảo gồm Đại tá Lê Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Lê Thị Kim Dung; Phó Trưởng khoa đào tạo các chức danh thi hành án dân sự Nguyễn Thị Phíp; Giám đốc Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin Lê Anh Tuấn đã tham gia và theo dõi đầy đủ các phần thi của các đội tham gia tổng duyệt để phục vụ cho công tác chấm thi được khách quan, chính xác vào ngày thi chính thức.
Hội thi Chấp hành viên giỏi khu vực Miền trung Tây nguyên: sôi động, hào hứng, đậm đà bản sắc quê hương.
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch tổ chức Hội thi Chấp hành viên giỏi lần thứ nhất, ngày 16/6/2016, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thi vòng 2 khu vực Miền trung Tây nguyên. Tham dự Hội thi là sự góp mặt của những Chấp hành viên giỏi đã đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại Vòng 1 của 13 Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trong khu vực tham gia tranh tài, với mong muốn và mục đích tạo không khí học tập sôi nổi trong ngành, đưa hình ảnh của người Chấp hành viên với chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật quy định đến gần gũi với công chúng và nhân dân.