Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện và một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ về quản lý kho vật chứng

Kho vật chứng là một trong những cơ sở vật chất quan trọng trong việc tập trung, lưu giữ, bảo quản vật chứng, đồ vật và tài liệu khác đã thu thập được của các vụ án để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Hiện nay, việc quản lý kho vật chứng được thực hiện theo Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ về quản lý kho vật chứng (sau đây gọi tắt là Nghị định 18/2002/NĐ-CP). Qua hơn 10 năm thi hành, Nghị định đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành, phát triển và quản lý hệ thống kho vật chứng trong cả nước, trong đó có hệ thống kho vật chứng của ngành thi hành án dân sự. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị định này cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định trong kỹ thuật lập pháp, trong sự tương thích với các văn bản pháp luật hiện hành và trong việc đáp ứng những yêu cầu mới của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Chính vì vậy, cần kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị định 18/2002/NĐ-CP để đáp ứng nhiệm vụ quản lý kho vật chứng. Dưới đây là tổng kết, đánh giá của ngành Thi hành án dân sự về tình hình triển khai thực hiện Nghị định 18/2002/NĐ-CP sau hơn 10 năm thi hành và một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định này.

“Nghề nghiệp” thi hành án không làm Chấp hành viên trở nên vô cảm

Nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên là một chức danh tư pháp, có nhiệm vụ và quyền hạn là thực thi pháp luật.

Bài học về công tác thi hành án dân sự sau vụ ông Đoàn Văn Vươn

Vụ việc cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng trong thời gian vừa qua đã thu hút sự chú ý của dư luận xã hội cũng như các cơ quan Nhà nước. Dưới góc nhìn của cơ quan thi hành án dân sự, chúng tôi xin đưa ra một số bài học về công tác tư pháp địa phương sau vụ việc này.

Cần coi trọng công tác vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự

Hoà giải là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự, thể hiện sự tôn trọng quyền tự thoả thuận giữa các được sự. Trong thi hành án (THA) dân sự, không có quy định hoà giải là thủ tục bắt buộc, tuy nhiên trên thực tế, công tác vận động, thuyết phục lại được các cơ quan thi hành án rất coi trọng, đặc biệt trong các vụ án có tính chất phức tạp.

Uỷ ban nhân dân cấp xã với công tác thi hành án dân sự

Từ việc nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, tôi nhận thấy trong công tác thi hành án dân sự, Uỷ ban nhân dân cấp xã tham gia với tư cách là cơ quan phối hợp, giúp cơ quan thi hành án dân sự, chứ không phải là cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc thi hành án. Trách nhiệm tổ chức thi hành các quyết định thi hành án dân sự thuộc về cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, với công tác thi hành án dân sự, Uỷ ban nhân dân cấp xã cần chú trọng thực hiện những công việc cơ bản sau đây:

Nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân cấp xã trong công tác thi hành án hình sự

Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) được quy định nhiều tại Điều 123, 124 của Hiến pháp năm 1992, khoản 3 Điều 117 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003 và nhiều văn bản pháp luật khác. Theo đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn trong nhiều lĩnh vực công tác, trong đó có công tác thi hành án hình sự.

Nên đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng các vụ việc cưỡng chế thi hành án

Thi hành án dân sự là một trong những lĩnh vực rất phức tạp, không chỉ liên quan đến người phải thi hành án mà cả đổi với người được thi hành án, với sự nghiêm minh tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật. Trong thời gian qua công tác thi hành án dân sự gặp rất nhiều khó khăn, án tồn đọng nhiều, hiệu quả thi hành án còn thấp.

Cần biết điểm dừng trong khiếu nại về thi hành án dân sự

Có thể nói giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự là loại khiếu nại phải giải quyết nhiều và phức tạp, kéo dài nhất trong các khiếu nại về tư pháp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết khiếu nại về thi hành án trở thành phức tạp, kéo dài, trong đó có nguyên nhân từ phía người khiếu nại mặc dù đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hết thẩm quyền, đúng pháp luật nhưng vẫn khiếu nại đến nhiều cơ quan, dẫn đến tốn kém tiền bạc và công sức, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước. Xin nêu một trường hợp sau đây:

Bất cập giữa Pháp lệnh THADS năm 2004 và Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành – nguyên nhân, giải pháp

Tiếp theo bài viết “Phân biệt khiếu nại và tố cáo, một số vấn đề cần lưu ý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo” và “Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự”,  để góp một phần nhỏ đáp ứng nhu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự (THADS),  trong bài viết này, tác giả xin trình bày các vấn đề bất cập giữa pháp luật về THADS và pháp luật  về khiếu nại, tố cáo hiện hành, nguyên nhân, các giải pháp tháo gỡ và một số chú ý khi giải quyết khiếu nại trong THADS (có thể áp dụng tương tự trong giải quyết khiếu nại ở nhiều lĩnh vực khác nhau).