Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) - Hoàng Sỹ Thành: “Công tác cán bộ phải đi trước một bước”

Năm 2013 là năm có nhiều dấu mốc quan trọng của hệ thống Thi hành án dân sự: 20 năm chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án sang cơ quan Chính phủ, năm đầu tiên Thủ tướng quyết định công nhận Ngày truyền thống Thi hành án dân sự và cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 37 của Quốc hội về công tác tư pháp, trong đó có công tác thi hành án dân sự. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) Hoàng Sỹ Thành về một năm nhiều ý nghĩa đặc biệt này.

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và những định hướng sửa đổi, bổ sung

Ngày 14/11/2008, Quốc hội thông qua Luật Thi hành án dân sự và Nghị quyết thi hành Luật này, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện và chỉ đạo các cơ quan Tư pháp, Thi hành án dân sự địa phương triển khai nhiều biện pháp thực hiện Luật thi hành án dân sự. Đến nay, sau hơn bốn năm thực hiện cho thấy Luật thi hành án dân sự đã có nhiều tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, thể hiện ở những điểm cơ bản như:

Hội thi “Thanh niên Thi hành án dân sự xung kích, sáng tạo” làn thứ nhất

Tối ngày 25/12/2013, tại trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp, được sự nhất trí của Đảng ủy, Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự, Đoàn cơ sở Tổng cục đã tổ chức thành công Hội thi “Thanh niên Thi hành án dân sự xung kích, sáng tạo” năm 2013.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Công tác thi hành án dân sự cần tập trung vào 4 vấn đề lớn

Sáng ngày 26/12/2013, Tổng cục Thi hành án dân sự đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2013, triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2014 và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày truyền thống Thi hành án dân sự. Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 26,27/12/2013.

Tìm hiểu quy định về xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức

Có thể nói việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nguồn nhân lực nói chung và xác định vị trí việc làm để làm cơ sở bố trí, sử dụng biên chế nói riêng trong các cơ quan nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và hiện đại hóa nền công vụ ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, lần đầu tiên Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định mới khái niệm “Vị trí việc làm”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, Bộ Nội vụ cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định của Nghị định này về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức để các cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương và địa phương có cơ sở triển khai áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến những nội dung cơ bản về xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức đã được quy định trong các văn bản pháp luật nêu trên.

Ban soạn thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự họp phiên đầu tiên

Thực hiện chương trình xây dựng Luật của Quốc hội theo nội dung Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 5 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng Luật, pháp luật năm 2014, Bộ Tư pháp được giao chủ trì soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự.

Vai trò và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Tư pháp địa phương trong lĩnh vực thi hành án dân sự

Hiện nay, cơ quan Thi hành án dân sự đã được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương xuống địa phương, cụ thể ở Trung ương Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự) giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự theo quy định của Chính phủ (Điều 167 Luật Thi hành án dân sự). Ở cấp tỉnh, cấp huyện thì Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện một số trách nhiệm, quyền hạn trong lĩnh vực thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự (khoản 6 Điều 14 và khoản 6 Điều 16 Luật Thi hành án dân sự). Tuy vậy, các cơ quan Tư pháp địa phương (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và Ban Tư pháp xã) vẫn có một vai trò quan trọng nhất định đối với công tác thi hành án dân sự. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự và cơ chế phối hợp giữa cơ quan Tư pháp địa phương với cơ quan Thi hành án dân sự.

Quốc hội thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Vào lúc 9h55 sáng ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 6 đã bấm nút thông qua Dự thảo Hiến pháp với tỷ lệ tán thành đạt 97,59% (486 đại biểu tán thành trên tổng số 488 đại biểu). Hiến pháp này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.