* Về phần việc:
- Tổng số việc phải thi hành 2.527 việc, trong đó:
+ Số việc chưa có điều kiện thi hành: 1.735 việc;
+ Số việc có điều kiện thi hành: 792 việc;
+ Đã giải quyết xong 536 việc;
+ Thi hành đều 98 việc;
+ Thi hành dở dang 156 việc;
+ Tạm đình chỉ 2 việc
Tỷ lệ giải quyết về phần việc đạt 100% trên tổng số việc có điều kiện thi hành.
* Về phần tiền:
- Tổng số tiền phải thu: 15.128.019.000 đồng, trong đó:
+ Số tiền chưa có điều kiện thi hành: 12.192.329.000 đồng
+ Số tiền có điều kiện thi hành: 2.935.690.000đồng
+ Số tiền thu được: 1.107.495.000đồng
+ Số tiền đình chỉ, uỷ thác… 830.213.000 đồng
Tỷ lệ giải quyết phần tiền đạt 66% trên tổng số có điều kiện thi hành.
Đặc biệt, trong 2 tháng cao điểm, Thi hành án dân sự các huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức cưỡng chế 22 việc với trị giá 234.127.000 đồng. Kết quả, đã thi hành xong 20/22 việc (có 02 việc có văn bản tạm đình chỉ của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), trong số đó cơ quan thi hành án dân sự chỉ phải thực hiện cưỡng chế 04/20 việc. Số tiền thi hành xong 198.127.000 đồng.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Tư pháp- Bộ Công an- Bô Tài chính- Toà án nhân dân tối cao- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh đã lập hồ sơ đề nghị Toà án nhân dân xét miễn, giảm 46 việc với trị giá 269.927.000 đồng.
Công tác thi hành án dân sự tại cấp xã cũng đã có chuyển biến tích cực, các xã đã giải quyết xong 150/176 việc có điều kiện thi hành với số tiền thu được 27.358.000đồng/32.025.000đồng, đạt tỷ lệ xong hoàn toàn phần việc và phần tiền là 85%.
Để đạt được những kết quả nêu trên là do có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Sở Tư pháp, Thi hành án dân sự tỉnh đã kịp thời triển khai, quán triệt tới toàn thể đội ngũ lãnh đạo, chấp hành viên, cán bộ cơ quan thi hành dân sự tỉnh, huyện về mục đích, ý nghĩa đợt cao điểm; cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết các vụ việc phải thi hành trong đợt cao điểm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động thi hành án; UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã quan tâm chỉ đạo kịp thời các ngành trong việc phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thực hiện nhiệm vụ; cán bộ, chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, huyện đã cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ được giao.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh cũng còn có một số tồn tại, hạn chế, đó là: Lượng án chưa có điều kiện thi hành còn chiếm tỷ lệ cao (68,6% phần việc, 80% phần tiền); còn có cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện chưa làm tốt công tác tham mưu với Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cấp huyện biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án; một số ít chấp hành viên, cán bộ thi hành án chưa chủ động, chưa kiên quyết trong công việc.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng và tỷ lệ thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, Lãnh đạo Sở Tư pháp đã chỉ đạo trong thời gian tới cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tập trung tổ chức thi hành dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành nhưng còn tồn đọng; tổ chức đợt tổng rà soát số việc chưa có điều kiện thi hành để phân loại những vụ việc nay có điều kiện thi hành để đưa ra thi hành, phấn đấu tỷ lệ giảm từ 10 đến 15% lượng án tồn đọng; cơ quan thi hành án dân sự các cấp cần tích cực, chủ động tham mưu với cấp uỷ, chính quyền và Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cùng cấp để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, sát sao; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chấp hành viên, đồng thời nêu cao tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi chấp hành viên và cán bộ trong công tác thi hành án dân sự.
Nguyễn Thị Thược