Các cơ quan thi hành án dân sự ở Điện Biên với việc thực hiện Luật Lý lịch Tư pháp

17/09/2017
Ngày 17/06/2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP 23/11/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp. Ngày 10/5/2012, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bọ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP về trình tự, thử tục trong việc cung cấp, xác minh, trao đổi, tra cứu thông tin lý lịch tư pháp, hiện nay, công tác phối hợp giữa Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện và Sở Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 09/3/2015 về tăng cường xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.


Trong Hệ thống Thi hành án dân sự, Tổng cục Thi hành án dân sự đã chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thực hiện nghiêm túc Luật Lý lịch tư pháp bằng nhiều văn bản như: Công văn số 2417/TCTHADS ngày 8/7/2011 về việc đôn đốc các cơ quan thi hành án dân sự địa phương triển khai thực hiện Luật Lý lịch Tư pháp theo quy định; Công văn số 2507/TCTHADS-TrTDLTTTK ngày 16/1/2012 về việc yêu cầu báo cáo về việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp; Công văn số 1368/TCTHADS-TKDLCN ngày 8/5/2015 về việc thực hiện Chỉ thị số 02 của/CT-BTP ngày 9/3/2015 của Bộ Tư pháp.
Với việc thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật này cũng như thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự ở Điện Biên đã triển khai, thực hiện nhiều biện pháp mang đến nhiều kết quả.
1. Trong việc quán triệt, phổ biến Luật Lý lịch tư pháp, xây dựng chương, kế hoạch thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là các nội dung có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thi hành án dân sự, trong đó tập trung thực hiện nghiêm việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp, cụ thể: Gửi các quyết định về thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án trong bản án hình sự; quyết định đình chỉ thi hành án (phần dân sự trong bản án hình sự); giấy xác nhận kết quả thi hành án (phần dân sự trong bản án hình sự); thông báo bằng văn bản về việc người bị kết án đã chấp hành xong nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự; phối hợp với Sở Tư pháp rà soát, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, góp phần xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và tra cứu, xác minh thông tin, để phục vụ tốt cho công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Qua đó, 100% Chấp hành viên tại Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự đều cơ bản nắm được các quy định của Luật Lý lịch tư pháp, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đến lĩnh vực thi hành án dân sự để áp dụng triển khai thực hiện, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
Việc thực hiện Luật lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên xác định là một trong những nhiệm vụ của năm công tác và được đưa vào Kế hoạch công tác hàng năm của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên, đảm bảo công tác phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp với Sở Tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự được tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, thống nhất tại các cơ quan thi hành án dân sự trong toàn tỉnh.
2. Trong việc chỉ đạo các Chi cục Thi hành án dân sự trong tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp liên quan đến trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự trong lĩnh vực lý lịch tư pháp và công tác phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các phòng chuyên môn và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm Luật Lý lịch tư pháp, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP của Chính phủ, chú trọng thực hiện các quy định liên quan đến trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự; thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và của Tỉnh, cụ thể như: Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/05/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp; Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 09/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tăng cường xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; Quy chế phối hợp trong công tác tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp, rà soát thông tin lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND tỉnh Điện Biên; Công văn số 2417/TCTHADS-VP ngày 08/7/2011 của Tổng cục Thi hành án dân sự về việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp; Công văn số 1368/TCTHADS -TKDLCN ngày 08/05/2015 của Tổng cục Thi hành án dân sự về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 09/3/2015 của Bộ Tư pháp. Đảm bảo việc áp dụng các quy định của pháp luật về tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp, rà soát thông tin lý lịch tư pháp tại các cơ quan Thi hành án dân sự hai cấp trong tỉnh được thực hiện nghiêm túc theo đúng trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đối, cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp và theo quy định của pháp luật.
Công tác phối hợp với Sở tư pháp trong việc thực hiện Luật Lý lịch tư pháp, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã và đang được Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc tiếp tục duy trì thực hiện nghiêm túc, đảm bảo sự phối họp chặt chẽ, bình đẳng, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để hai cơ quan hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Về phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp từ Cục Thi hành án dân sự và các Chi cục Thi hành án dân sự cho Sở Tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Thực hiện Thông tư liên tịch sổ 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp và Quy chế phối họp trong công tác tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp, rà soát thông tin lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND tỉnh Điện Biên, hàng năm Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã tập trung chỉ đạo các phòng chuyên môn và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc chủ động phối họp với Sở Tư pháp trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành; gửi đầy đủ, kịp thời các quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự, quyết định đình chỉ thi hành án, giấy xác nhận kết quả thi hành án, văn bản thông báo đã chấp hành xong hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự; chỉ đạo các đơn vị chủ động rà soát, đối chiếu từng hồ sơ thi hành án để phối họp đính chính hoặc cung cấp, trao đổi thông tin lý lịch tư pháp có liên quan đến việc thi hành án dân sự khi có văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, góp phần đưa công tác lý lịch tư pháp nói chung, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nói riêng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Kết quả từ khi triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành từ ngày 01/7/2010 đến ngày 01/7/2017, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên và các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc đã gửi Sở Tư pháp tỉnh được 4.653 Quyết định thi hành án (gồm các quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự, quyết định đình chỉ thi hành án...); 317 Giấy xác nhận kết quả thi hành án và 1.311 văn bản thông báo đã chấp hành xong hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự. Qua đó đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Trong công tác phối họp tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp giữa cơ quan thi hành án dân sự và Sở Tư pháp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì việc tra cứu, xác minh và phối họp tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp để phục vụ cho việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp, cơ quan Công an, Tòa án và một số cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng (theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngàỵ 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp). Tuy nhiên, ngay từ đầu các năm công tác, Cục Thi hành án dân sự tỉnh cũng đã chỉ đạo các phòng chuyên môn và các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc tích cực phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để phục vụ cho việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi có yêu cầu hoặc đề nghị phối hợp của Sở Tư pháp tỉnh.
Công tác phối họp rà soát thông tin lý lịch tư pháp giữa cơ quan Thi hành án dân sự hai cấp trong tỉnh và Sở Tư pháp luôn được duy trì thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, có hiệu quả, đảm bảo thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/05/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiếm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp và Quy chế phối hợp trong công tác tra cứu, xác minh, trao đối, cung cấp, rà soát thông tin lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND tỉnh Điện Biên. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 01 năm, các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh đều phối họp tốt với Sở Tu pháp thực hiện rà soát về số lượng thông tin Lý lịch tư pháp đã cung cấp; sau khi nhận được văn bản đề nghị kèm theo trích sao báo cáo thống kê thông tin lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp gửi đến, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc đều đã chủ động phối hợp rà soát, xác minh, đối chiếu số liệu thông tin lý lịch tư pháp mà mình có nhiệm vụ cung cấp và thông báo cho Sở Tư pháp, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành; khi có yêu cầu của Sở Tư pháp để nghị rà soát, xác minh, cung cấp thêm thông tin bổ sung đối với trường họp số lượng thông tin Lý lịch tư pháp cung cấp chưa đầy đủ, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc đều đã thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật.
5. Việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp tại các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh chưa có biên chế để thực hiện mà nhiệm vụ này được Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc phân công công chức kiêm nhiệm thực hiện; trong khi đó, những công chức này chưa được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện làm việc của các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh tuy đã được quan tâm, củng cố, kiện toàn, nhưng hiện có 02 Chi cục vẫn chưa có trụ sở làm việc, 06/10 Chi cục Thi hành án dân sự chưa có kho vật chứng; trụ sở làm việc của một số Chi cục hiện đã cũ, xuống cấp trầm trọng do được xây dựng từ trước năm 2008, diện tích làm việc chật hẹp, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện làm việc của Chấp hành viên, công chức thi hành án. Một số ít công chức được phân công gửi các quyết định về thi hành án dân sự cho Sở Tư pháp, nhưng chưa chú trọng thực hiện, dẫn đến một số quyết định gửi chưa kịp thời cho Sở Tư pháp. Vì vậy, cần tiếp tục quan tâm bồ sung biên chế, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, để đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao, trong đó có việc triển khai thực hiện cung cấp thông tin lý lịch tư pháp; thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho đội ngũ công chức thi hành án làm công tác cung cấp thông tin lý lịch tư pháp tại các cơ quan thi hành án dân sự ở Điện Biên.
Thu Trang