Một số lưu ý về công tác báo cáo kết quả thi hành án hành chính theo Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 25/05/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 17/CT-TTg chỉ đạo triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính và Nghị quyết số 56/2010/QH12 của Quốc hội. Tại Chỉ thị này, Thủ tướng đặc biệt yêu cầu các Bộ, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quán triệt tinh thần, nội dung cơ bản của Luật Tố tụng hành chính nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước; hạn chế tối đa các vụ việc có thể bị khởi kiện ra Tòa án. Bên cạnh đó, người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước phải chủ động thi hành kịp thời, nghiêm túc các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính có hiệu lực pháp luật. Định kỳ 06 tháng một lần, các Bộ, Ngành và địa phương tổng hợp, đánh giá kết quả thi hành án hành chính, báo cáo Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Từ ngày 01/4/2013, Thông tư liên tịch Hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân có hiệu lực.

Ngày 06/02/2013, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC Hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/4/2013.

Luật Thi hành án dân sự 2008 với nhiều quy định mới thực hiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và qúa trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.

9 văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự được ban hành trong 7 tháng đầu năm 2007

Tính từ đầu năm 2007 đến nay, sau 7 tháng đã có 9 văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi hành án dân sự được ban hành, cụ thể là:

Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý THADS,cơ quan THADS và công chức làm công tác thi hành án dân sự

Ngày 09/9/2009 Thủ tướng NguyễnTấnDũng ký ban hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự.

Những điểm mới của Thông tư số 22/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự

Ngày 02 tháng 12 năm 2011 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 22/2011/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự - sau đây xin gọi là Thông tư số 22/2011/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 20 tháng 01 năm 2012, thay thế Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05 tháng 07 năm 2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự- sau đây xin gọi là Thông tư số 06/2007/TT-BTP).

Hướng dẫn phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã ký ban bành Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT- BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/5/2016 hướng dẫn phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự. Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc phối hợp lập báo cáo thống kê, gửi báo cáo thống kê và kiểm tra liên ngành trong thống kê thi hành án dân sự giữa Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, với những nội dung cơ bản sau đây:

Những nội dung cơ bản và những điểm mới của “Thông tư quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự”

Ngày 01/02/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Thông tư), có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2016. Thông tư có 3 chương 31 điều, cụ thể: Chương I gồm 04 điều từ Điều 1 đến Điều 4 quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ; nguyên tắc xử lý đơn; Chương II gồm 24 điều từ Điều 5 đến Điều 28 quy định về tiếp nhận, phân loại, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh và xử lý đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; Chương III gồm 3 điều từ Điều 29 đến Điều 31 quy định về báo cáo, thống kê và tổ chức thực hiện. Thông tư được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, có những nội dung cơ bản như sau:

Một số nội dung cần hướng dẫn về cơ chế quản lý tài chính đối với kinh phí cưỡng chế thi hành án, kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự

Trên cơ sở Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP và số 136/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/8/2012 nêu trên. Quá trình triển khai, tổ chức thực hiện 02 Thông tư này đã góp phần quan trọng bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, tạo điều kiện cho công tác thi hành án dân sự đạt kết quả trong việc thi hành án dân sự, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền vào lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thi hành án dân sự.