Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác thi hành án tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Thi hành án dân sự nói chung, thi hành án về tín dụng ngân hàng nói riêng là hệ quả phát sinh từ hoạt động xét xử của Tòa án, do cơ quan thi hành án tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật. Hoạt động thi hành án dân sự bao gồm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và biện pháp, cách thức khác nhau nhằm thực hiện các bản án, quyết định dân sự của toà án đã góp phần trực tiếp, tích cực vào việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh thông qua hoạt động thu hồi nợ, làm giảm nợ xấu và mở rộng tín dụng; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động…

Các nguyên tắc và quy định mang tính nhân đạo của pháp luật thi hành án dân sự

Pháp luật THADS là một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vì vậy các nguyên tắc và quy định pháp luật THADS cũng được áp dụng cùng những nguyên tắc đặc thù của pháp luật nói chung, gồm những quan điểm chỉ đạo, quán triệt trong toàn bộ tổ chức và hoạt động. Đồng thời, mục đích của hoạt động THADS là nhằm thực thi công lý, khôi phục lại tình trạng ban đầu các quyền và lợi ích đã bị xâm hại, bảo đảm công bằng, công lý, do vậy, các nguyên tắc và quy định của pháp luật THADS còn mang tính nhân đạo, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do cơ bản của con người.

Một số đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ của Chấp hành viên

Là người được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành án, khi thực thi nhiệm vụ, Chấp hành viên nhân danh công quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các quyết định của mình. Nhà nước trao cho Chấp hành viên quyền được sử dụng quyền lực Nhà nước để đảm bảo việc thi hành án, thể hiện rõ nhất là được sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc tất cả các chủ thể có nghĩa vụ (cho dù người đó là ai, với chức vụ, quyền hạn gì...) phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên. Với những quyền năng quan trọng như vậy nên mỗi lời nói, hành động của Chấp hành viên không chỉ tác động đến quyền, lợi ích của các bên mà còn tác động tâm lý, phản ứng tức thì tới hành động, lời nói của những người có liên quan.

Một số lưu ý khi áp dụng Biện pháp bảo đảm trong Thi hành án dân sự

Việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án là hết sức cần thiết để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Các biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của Luật THADS năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 bao gồm: Phong tỏa tài khoản, tài sản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ và Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm cần lưu ý mộ số vấn đề sau:

Khó khăn, bất cập trong việc tổ chức thi hành án khoản giao quyền thăm nom, chăm sóc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng lao động cho người được thi hành án không trực tiếp nuôi dưỡng

Trên cơ sở quy định tại Điều 82 và Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình, Tòa án khi ra bản án, quyết định về ly hôn, ngoài việc quyết định giao con chung cho người cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, đồng thời xác định quyền, nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng thông thường theo hướng “người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”. Ví dụ: i) Bản án số 38/2017/HNGĐ-ST ngày 17/3/2017 của Tòa án nhân dân huyện TC tuyên: Giao cháu Nguyễn Thị N và cháu Nguyễn Văn P cho chị Nguyễn Thị Th nuôi dưỡng. Anh T có quyền, nghĩa vụ thăm nom con chung mà không ai được cản trở. ii) Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự số 203/2017/QĐST-HNGĐ ngày 10/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện YT quyết định: Giao con chung là Nguyễn Duy S cho chị T nuôi dưỡng. Anh H có quyền đi lại, chăm sóc, giáo dục con chung, không ai được cản trở.

Các vấn đề về xác minh trong tổ chức thi hành án

Trong tổ chức thi hành án, xác minh là để làm rõ người phải thi hành ánh (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) có điều kiện thi hành hay không, kết quả xác minh sẽ là cơ sở, định hướng để Chấp hành viên tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp luật.

Hoàn thiện quy định về thế chấp, xử lý tài sản đảm bảo là quyền khai thác khoáng sản

Thực tế thi hành Luật Khoáng sản trong những năm qua cho thấy, nhu cầu thế chấp quyền khai thác khoáng sản để bảo đảm cho các quan hệ tín dụng ngày một tăng, nhưng việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền khai thác khoáng sản của các tổ chức tín dụng hay của các cơ quan thi hành án dân sự khi tổ chức thi hành mà tài sản đảm bảo là quyền khai thác khoáng sản được xác định theo nội dung Bản án, quyết định của Tòa án đều gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn vì các quy định về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp là quyền khai thác khoáng sản còn thiếu, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.