Cách mạng công nghiệp 4.0 với công tác THADS trong tình hình mới

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đang mở ra một thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại - thời đại số, với những thành tựu khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ lên mọi hoạt động và toàn xã hội. Đây chính là cơ hội lịch sử song đầy thách thức đối với công cuộc cải cách và phát triển đất nước.

Bàn về quyền lợi và nghĩa vụ của người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá trong thi hành án dân sự

Đấu giá tài sản thi hành án là một trong những bước tác nghiệp quan trọng khi xử lý tài sản thi hành án. Trong giai đoạn này, ngoài chủ thê là đương sự(người được thi hành án, người phải thi hành án) thì một chủ thể khác rất quan trọng, cần được quan tâm, bảo vệ quyền lợi, đó chính là người trúng đấu giá, người mua được tài sản thi hành án.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật thi hành án hành chính ở Việt Nam

Bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính là sản phẩm của quá trình tố tụng hành chính tại Tòa án phải được tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành theo đúng tinh thần nguyên tắc hiến định mà nhiều bản Hiến pháp ở nước ta đã quy định (hiện nay là Điều 106 Hiếp pháp năm 2013). Việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã được thực hiện từ khi có Tòa án hành chính ở nước ta, theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. Ngày 25/11/2015, trên cơ sở tổng kết thi hành Luật tố tụng hành chính (TTHC) năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật TTHC năm  2015, thay thế Luật TTHC năm 2010. Luật TTHC năm 2010 và năm 2015 đều dành một Chương quy định về trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính. Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Luật TTHC năm 2015, ngày 01/7/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP quy định thời hạn, trình tự, thủ tục THAHC và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án (sau đây gọi tắt là Nghị định số 71/2016/NĐ-CP).

Thỏa thuận hủy kết quả bản đấu giá tài sản thi hành án và một số vấn đề pháp lý liên quan

Trong thực tiễn tổ chức thi hành án, việc thỏa thuận hủy kết quả đấu giá tài sản thi hành án là một trong những tình huống mà nhiều cơ quan THADS thường gặp. Hủy kết quả đấu giá tài sản thi hành án là một vấn đề phức tạp, có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý khác nhau. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này là rất cần thiết.

Nghị định số 33/2020/NĐ-CP và một số điểm mới trong quy định về xác minh điều kiện thi hành án

Xác minh điều kiện thi hành án là một trong những bước tác nghiệp quan trọng của Chấp hành viên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án. Nghị định số 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Nghị định số 33/2020/NĐ-CP) có những quy định sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn chi tiết về vấn đề này.

Một số điểm mới trong quy định về thỏa thuận thi hành án

Là một biện pháp tổ chức thi hành án hiệu quả, thỏa thuận thi hành án không chỉ đảm bảo tối ưu quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn. Để nâng cao hiệu quả của thỏa thuận thi hành án, Nghị định số 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (Nghị định số 33/2020/NĐ-CP) đã có những sửa đổi, bổ sung khá chi tiết, rõ ràng về thỏa thuận thi hành án.

Xác minh điều kiện thi hành án - Dưới góc độ chức trách, nhiệm vụ của Chấp hành viên

Xác minh điều kiện thi hành án là một trong những hoạt động nghiệp vụ rất quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, được Chấp hành viên thực hiện để thu thập, xác định thông tin về tài sản, thu nhập, địa chỉ, các điều kiện thi hành án khác của người phải thi hành án và các thông tin khác có liên quan làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành án.Ý nghĩa quan trọng của hoạt động xác minh điều kiện thi hành án thể hiện ở chỗ kết quả xác minh điều kiện thi hành án là căn cứ mang tính chất quyết định cho các tác nghiệp tiếp theo cũng như quyết định kết quả tổ chức thi hành án, là cơ sở để  xem xét ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án, hoãn thi hành án, đình chỉ thi hành án, hoặc ra các quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định.