Một số nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong thi hành án dân sự

Quyền tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, Pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 quy định: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự ( Thông tư số 02/2016/TT-BTP), Tố cáo về thi hành án dân sự ( gọi tắt là THADS) là việc công dân báo cho người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm Pháp luật của Thủ trưởng cơ quan THADS, chấp hành viên và công chức khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong THADS.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự

Thực tiễn cho thấy, công tác thi hành án dân sự (THADS), nếu không có sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì những người làm công tác THADS khó mà hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

Phát huy vai trò chủ động của chấp hành viên – Góc nhìn từ quyền hạn

Thi hành án dân sự là hoạt động nhằm đảm bảo các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án và các quyết định khác được thi hành theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình tổ chức thi hành án, vai trò của chấp hành viên đặc biệt quan trọng, là người giữ vị trí trung tâm của mọi hoạt động thi hành án dân sự (THADS). Theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật THADS) thì chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật THADS. Chấp hành viên có ba ngạch là: Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp. Nhiệm vụ, quyền hạn và các vấn đề liên quan đến chấp hành viên được quy định cụ thể tại Luật THADS (Từ Điều 17 đến Điều 21 và Điều 25 Luật THADS). 
 

Bàn về trách nhiệm hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự

Quyền yêu cầu thi hành án cũng thuộc nội hàm các quyền cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thể hiện dưới hình thức các quyền cơ bản như: Quyền có nơi ở hợp pháp (1), quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền sở hữu về tài sản... Các quyền này được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (2). Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật là một trong những căn cứ xác lập quyền dân sự. Do đó, để khôi phục lại quyền dân sự đã bị xâm hại, trên cơ sở phán quyết của Tòa án, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án để bảo vệ quyền dân sự của họ.

Thứ tự ưu tiên thanh toán tiền thi hành án trong trường hợp có nhiều người được thi hành án

Phân phối và thanh toán tiền thi hành án là một trong những công đoạn cuối cùng của quá trình tổ chức thi hành án, đòi hỏi Chấp hành viên phải vận dụng chính xác các quy định pháp luật để đảm bảo việc phân phối được chính xác. Tuy nhiên, do quy định của pháp luật còn có những điểm chưa rõ ràng nhất là trong trường hợp có nhiều người được thi hành án nhưng số tiền thu được không đủ thanh toán cho tất cả các nghĩa vụ, dẫn đến việc áp dụng chưa có sự thống nhất.

Một số vấn đề về kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự

Theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Thi hành án dân sự thì Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất(1). Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp là kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền(2).
 

Thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án dân sự

Thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 37 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự). 

Hoãn thi hành án dân sự và một số vấn đề pháp lý có liên quan

Theo Từ điển tiếng Việt “hoãn” là “chuyển thời điểm đã định để làm việc gì đó sang thời điểm khác muộn hơn”. Theo từ điển thuật ngữ pháp lý, “hoãn thi hành án là chuyển thời điểm thi hành bản án, quyết định dân sự đã định sang thời điểm khác muộn hơn”.Việc hoãn thi hành án dân sự  được quy định cụ thể tại Điều 48 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 (gọi tắt là Luật thi hành án dân sự), Điều 14 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. 

Quan điểm khác nhau về đình chỉ thi hành án theo điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật Thi hành án dân sự

Thực tiễn thi hành án dân sự cũng có những vụ việc rất khó thi hành, nhiều quan điểm nhìn nhận, đánh giá và vận dụng pháp luật chưa mang tính thống nhất. Trong đó có nguyên nhân xuất phát từ sự nhận thức điều luật khác nhau của các chủ thể thực thi pháp luật, nên cách vận dụng điều luật vào thực tiễn thi hành cũng khác nhau, dẫn đến vụ việc xử lý đôi khi bị sai sót mà hậu quả không lường hết được, có vụ việc chấp hành viên phải chịu trách nhiệm bồi thường nhà nước. Chính vì thế, chúng tôi muốn đưa ra một tình huống xảy ra trong thực tế mà có một số quan điểm nhận thức và áp dụng khác nhau trong khi tổ chức thi hành.Để làm sáng tỏ những vấn đề này và lựa chọn phương án giải quyết đúng đắn,, chúng tôi mong nhận được sự trao đổi bạn đọc. 

Một số ý kiến về đình chỉ thi hành án

Theo Từ điển Tiếng Việt “đình chỉ” là “ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại trong một thời gian hoặc vĩnh viễn”,theo Từ điển Pháp lý thì “đình chỉ thi hành án” là “ngừng việc thi hành bản án, quyết định dân sự”. Đình chỉ thi hành án là việc cơ quan thi hành án ngừng hẳn việc thi hành bản án, quyết định dân sự khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật.