Từ chối yêu cầu thi hành án dân sự

Cơ quan thi hành án dân sự nhận được đơn yêu cầu thi hành án nhưng không tiếp nhận yêu cầu thi hành án dân sự để ra quyết định thi hành và tổ chức việc thi hành án dân sự thì từ chối như thế nào ? Những trường hợp nào từ chối yêu cầu thi hành án dân sự ? Những nội dung này cần được xác định như sau:

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình.
 

Xác định những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự là thi hành những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Vậy thì căn cứ pháp lý nào xác định những bản án, quyết định nào được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự ? Những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự là những bản án, quyết định nào và được xác định theo các tiêu chí nào ? Đây là những vấn đề cần được lưu ý trong công tác thi hành án dân sự.

Biện pháp cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án

Cưỡng chế khai thác tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam. Đây là biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định lần đầu tiên ở Việt Nam tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 không sửa đổi đến những quy định cụ thể của cưỡng chế khai thác tài sản, do đó ngoài những quy định chung về cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014 thì những quy định cụ thể về cưỡng chế khai thác tài sản vẫn được giữ nguyên theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

Ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian thi hành án

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự được Nhà nước bảo đảm theo quy định tại Điều 24 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và nhiều văn bản khác của Đảng, Nhà nước. Mặc dù công tác thi hành án dân sự đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự để rút ngắn thời gian thi hành án dân sự là hoàn toàn cần thiết và có cơ sở. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án dân sự thì việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung pháp luật về thi hành án dân sự theo hướng quy định thực hiện một số thủ tục thi hành án dân sự thực hiện thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm các điều kiện thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án dân sự cần được thực hiện.

Những lưu ý trong thực hiện uỷ thác thi hành án dân sự

Ủy thác thi hành án dân sự có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thi hành án dân sự góp phần bảo đảm thi hành kịp thời, đầy đủ nội dung phần quyết định của bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự, bảo đảm thực thi quyền, nghĩa vụ của các đương sự trong thi hành án dân sự, mặt khác giúp cho cơ quan thi hành án dân sự giải quyết việc thi hành án dân sự, giảm thiểu việc thi hành án tồn đọng. Việc ủy thác thi hành án dân sự nhìn chung đã được cơ quan thi hành án dân sự thực hiện đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên thực tiễn cho thấy có lúc, có nơi còn lúng túng, thực hiện chưa đúng dẫn đến sai sót, vi phạm về thủ tục ủy thác thi hành án dân sự. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực hiện ủy thác thi hành án dân sự chưa đúng là do nhận thức chưa đầy đủ, chưa chính xác quy định về ủy thác thi hành án dân sự.

Vấn đề chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án dân sự khi người được thi hành án bị thiệt hại và được Nhà nước bồi thường

Thời gian qua, trong một số vụ việc bồi thường nhà nước (BTNN) phát sinh trường hợp người được bồi thường đồng thời là người được thi hành án trong Bản án giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án trước đó mà quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự (THADS) có sai phạm dẫn đến việc người được thi hành án không nhận được tiền, tài sản theo Bản án giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án. Số tiền Nhà nước bồi thường trong những vụ việc này theo Bản án của Tòa án hoặc Quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan THADS thực chất là số tiền, tài sản người được thi hành án chưa được nhận theo Bản án giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án trước đó. 

Một số trao đổi về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự

Bồi thường nhà nước (BTNN) là việc Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần do lỗi của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.

Một số lưu ý trong việc thực hiện thông báo về thi hành án dân sự

Thông báo về thi hành án dân sự là một hình thức chuyển tải nội dung thông tin nhất định đến đối tượng được thông tin, nhằm làm cho đối tượng được nhận thông tin biết được thông tin để thực hiện những hành vi nhất định liên quan đến việc thi hành án. Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính trong việc thông báo về thi hành án. Thư ký, Chuyên viên và công chức khác được giao giúp việc cho Chấp hành viên có trách nhiệm thực hiện. Đây là thủ tục hay xảy ra sai sót đối với Chấp hành viên, vì vậy cần đặc biệt lưu ý thực hiện đúng quy định, với những nội dung quan trọng sau đây:

Liệu có rủi ro khi nhận chuyển nhượng tài sản người phải thi hành án đang thế chấp cho ngân hàng ?

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì trường hợp khi đến hạn thực hiện nghĩa được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm được xử lý. Một trong các phương thực thức xử lý là bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm thỏa thuận để bên bảo đảm tự bán tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế khi bên bảo đảm tự xử lý tài sản các tổ chức tín dụng, ngân hàng (bên nhận bảo đảm) chỉ quan tâm đến việc thu hồi khoản nợ mà thiếu sự hỗ trợ về mặt pháp lý cho người mua tài sản thế chấp dẫn đến rủi ro cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện việc giải chấp tài sản người phải thi hành án đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng.