Bàn về nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân và cần đưa nội dung “Hướng dẫn thi hành án đối với việc cấp dưỡng nuôi con” vào Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung

Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác thi hành án dân sự được quy định tại khoản 2, Điều 12 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 "Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án được đúng pháp luật. Tuy nhiên, có trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị chưa đạt được mục đích của việc kiểm sát sự tuân theo pháp luật mà không khéo lại có tác dụng ngược. Sau đây là một vụ việc cụ thể:

Trao đổi về nghiệp vụ thi hành án dân sự

Hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự là lĩnh vực tương đối rộng, liên quan đến hầu hết các Ngành luật như: Luật dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình, đất đai và nhiều ngành luật khác. Để thực hiện tốt công tác thi hành án dân sự, đòi hỏi Chấp hành viên, công chức thi hành án dân sự, ngoài việc nắm chắc các quy định của Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thuộc lĩnh vực thi hành án dân sự, còn phải có nhận thức sâu sắc đối với các ngành, lĩnh vực có liên quan; có kiến thức xã hội sâu, rộng, kỹ năng và uy tín trong việc hòa giải, thuyết phục người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án, có khả năng giao tiếp, ứng xử nhanh đối với các tình tiết phát sinh trong quá trình thực thi công vụ. Khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thi hành án dân sự vẫn còn nhiều, một số vấn đề các Chấp hành viên, cơ quan Thi hành án dân sự địa phương có thể tìm cách hạn chế hoặc khắc phục được, tuy nhiên những vướng mắc từ các quy định của pháp luật để khắc phục đòi hỏi thời gian khá dài vì những vấn đề bất cập từ cơ chế, chính sách để khắc phục, sửa chữa không thể thực hiện trong ngắn hạn, mặt khác thẩm quyền thuộc về cơ quan ban hành, ngoài khả năng của Chấp hành viên, cơ quan Thi hành án dân sự địa phương; có những vấn đề pháp luật còn quy định chung chung, chưa cụ thể, thậm chí có vấn đề pháp luật chưa quy định, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình giải quyết án đối với các cơ quan Thi hành án dân sự

Tìm hiểu về điểm mới và một số nội dung cơ bản của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Sau 16 năm thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ, ngày 09/01/2015, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 04/2015/NĐ-CP quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 04). Nghị định 04 có cơ cấu gồm 4 chương, 18 điều thay thế cho Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan (Nghị định số 71) và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 25/02/2015, trong đó có nhiều “điểm mới, tiến bộ hơn” so với Nghị định 71. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, ngày 26/3/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 541/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ, do đó, việc “phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản, những điểm mới của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị” là một yêu cầu quan trọng, hết sức cần thiết đối với mỗi cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các quan Thi hành án dân sự nói riêng.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động công tác văn phòng trong toàn hệ thống Thi hành án dân sự

Công tác văn phòng là công tác quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức. Các cơ quan, tổ chức muốn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì khâu đầu tiên là phải tổ chức tốt công tác văn phòng bởi văn phòng là bộ phận tổ chức giúp việc trực tiếp cho lãnh đạo cơ quan, là nơi tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin phục vụ việc ra các quyết định quản lý điều hành của lãnh đạo. Vì vậy, nếu văn phòng được tổ chức và làm việc khoa học, trật tự, nền nếp thì việc quản lý và điều hành công việc của cơ quan, tổ chức sẽ thông suốt, chất lượng, thúc đẩy việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của tổ chức, đơn vị.

Thỏa thuận trong thi hành án dân sự những vấn đề cần hoàn thiện

Ngày 14/11/2008, Quốc hội thông qua Luật Thi hành án dân sự và Nghị quyết thi hành Luật này, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009. Đến nay, sau hơn bốn năm thực hiện cho thấy Luật thi hành án dân sự đã có nhiều tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, bên cạnh đó Luật thi hành án dân sự cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.Để giải quyết những hạn chế, tồn tại và đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác thi hành án dân sự hiện nay,  Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 8  đã thông qua Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật thi hành án dân sự  ngày 25/11/2014. Để hướng dẫn việc thi hành Luật này, các cơ quan có thẩm quyền đang xây dựng các Dự thảo quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2015.  

Cần xây dựng Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong Hệ thống Thi hành án dân sự

Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong Hệ thống Thi hành án dân sự thường xuyên, kịp thời phản ánh những kết quả, đóng góp của Hệ thống Thi hành án dân sự đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương thông qua việc giữ vững ổn định an ninh trật tự, bảo vệ pháp chế XHCN, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Vai trò của công tác thi hành án dân sự trong đời sống xã hội

Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động thực thi phán quyết của Tòa án liên quan đến các vấn đề về tài sản và nhân thân, trong các bản án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình...có thể nói hoạt động thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng. Để bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, công tác thi hành án dân sự đóng vai trò rất quan trọng, đăc biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, chính vì thế các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, thương mại ngày càng gia tăng, tính chất vụ việc phức tạp, gây nhiều khó khăn cho hoạt động thi hành án dân sự. Cùng là hoạt động thi hành án, song hoạt động thi hành án hình sự liên quan trực tiếp đến đối tượng là những con người hiện hữu, cụ thể; hệ thống trại giam, trại tạm giam được đầu tư, trang bị từ trung ương đến địa phương rất kiên cố; bộ máy, trang thiết bị quản lý các đối tượng phạm tội cũng được đầu tư chính quy, hiện đại do vậy hoạt động thi hành án hình sự có những thuận lợi nhất định. Khác với hoạt động thi hành án hình sự, hoạt động thi hành án dân sự đối tượng liên quan đến thi hành án lại là tài sản, nhân thân, trong đó tài sản có tài sản vô hình, tài sản hữu hình, tài sản cố định và tài sản có thể dịch chuyển được; tài sản có thể ở nhiều địa bàn, nhiều địa phương khác nhau; tài sản có tài sản thuộc sở hữu chung, tài sản thuộc sở hữu riêng; có loại tài sản phân chia được, có loại tài sản không thể phân chia, tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau.

Sửa đổi Thông tư số 09/2011 và Thông tư 22/2011 của Bộ Tư pháp cần phù hợp với các quy định chung và yêu cầu công tác thi hành án dân sự

Hiện nay, đối với các loại biểu mẫu về thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự được áp dụng Thông tư số 09/2011/TT-BTP, ngày 30/5/2011 (Thông tư số 09) của Bộ Tư pháp; đối với các thủ tục hành chính trong thi hành án dân sự, thực hiện Thông tư số 22/2011/TT-BTP, ngày 02 tháng 12 năm 2011 (Thông tư số 22) của Bộ Tư pháp. Đây là những quy định phục vụ yêu cầu quản lý hành chính trong thi hành án dân sự, đảm bảo việc ban hành văn bản thống nhất, chặt chẽ và đồng bộ cả về hình thức lẫn nội dung, phù hợp với các qui định chung về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, các qui định về sổ sách phục vụ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Quy định giao tài sản bán đấu giá không nên tạo áp lực cho chấp hành viên

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự và Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung đang được lấy ý kiến để hoàn chỉnh. Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm và cũng là vấn đề mà Ban soạn thảo chưa thống nhất quan điểm, đó là: Thời hạn thanh toán tiền bán đấu giá tài sản thi hành án. Điều đó, cho thấy sự phức tạp của vấn đề cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, vì thực tiễn rất nhiều vụ việc giao tài sản chấp hành viên rất gian nan, khổ sở, có người còn phải bị xử lý kỷ luật.