Trình tự, thủ tục xử lý đơn khiếu nại trong thi hành án dân sự

Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự và Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 1318/QĐ-TCTHADS ngày 30/9/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo) đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xử lý đơn khiếu nại trong thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự khi tiếp nhận đơn khiếu nại phải phân loại đơn. Trên cơ sở phân loại đơn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xác định đơn nào thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại để ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, có nội dung: chấp nhận khiếu nại hay không chấp nhận khiếu nại của người khiếu nại; trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết thì ra thông báo không thụ lý giải quyết khiếu nại; trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới hoặc cơ quan khác thì chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định; trường hợp khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình nhưng không xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì có công văn thông báo, trả lời để đương sự biết; trường hợp khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành thì không thụ lý nhưng phải có văn bản chỉ dẫn, trả lời cho người khiếu nại; trường hợp đơn khiếu nại đã được chuyển, chỉ dẫn, thông báo, trả lời, giải quyết theo quy định của pháp luật nhưng đương sự vẫn tiếp tục có đơn cùng nội dung, đơn đồng thời đề gửi nhiều cơ quan, trong đó đã đề gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đơn đã mời người khiếu nại hai lần (theo địa chỉ cung cấp trên đơn) để xác định nội dung khiếu nại, yêu cầu cung cấp tài liệu nhưng không đến mà không thông báo lý do thì lưu đơn. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự còn nhiều lúng túng khi phải xử lý đơn khiếu nại theo quy định trên.

Một số ý kiến trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự

Cơ sở quan trọng để tiến hành hoạt động thi hành án dân sự là các bản án, quyết định dân sự của Toà án. Thi hành án dân sự là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó. Tuy nhiên, thi hành án dân sự lại có tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu bằng quyết định của Thủ trưởng cơ quan thi hành dân sự đối với thi hành án dân sự. Những quyết định này mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án. Các cơ quan, tổ chức, công dân, trong phạm vi trách nhiệm của mình có nghĩa vụ chấp hành và phối hợp thực hiện để thi hành án đạt hiệu quả. Tính chấp hành trong thi hành án phản ánh một đặc trưng chứng tỏ không đơn thuần là hoạt động tố tụng thuần tuý. Bên cạnh các chủ thể là Tòa án, Viện kiểm sát còn có sự tham gia của nhiều chủ thể vào giai đoạn thi hành án như: UBND địa phương nơi người phải thi hành án cư trú; cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án làm việc...

Bàn về vấn đề kết thúc thi hành án

Mỗi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự có thể có nhiều khoản phải thi hành nên Cơ quan thi hành án căn cứ Điều 36 Luật Thi hành án dân sự, Điều 6 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự có thể ra nhiều quyết định thi hành án, tạo thành nhiều việc thi hành án.Vì thế, kết thúc việc thi hành án không đồng nhất với kết thúc việc thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định của Tòa án.

Bàn về một số nội dung của Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014

Ngày 25/11/2014, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, điều này nhằm tháo gỡ những vấn đề không còn phù hợp khi mà các quan hệ xã hội đang ngày càng có nhiều thay đổi đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có những sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Luật Thi hành án dân sự trước khi được thông qua đã được triển khai lấy ý kiến đóng góp rộng rãi. Đến nay, các ý kiến đóng góp thiết thực đã được tập hợp và thể chế hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Chấp hành viên và cơ quan Thi hành án dân sự cũng như nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác thi hành án dân sự. Chính thức có hiệu lực thi hành kể từ 01/7/2015, xét về khía cạnh dung lượng sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ không phải là ít, tuy nhiên hệ thống các văn bản hướng dẫn thì lại chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời cho tương thích, chưa kể đến một số quy định được sửa đổi, bổ sung mặc dù chưa được áp dụng trên thực tế nhưng đã bộc lộ những điểm chưa thực sự phù hợp trên phương diện lý luận. Xin nêu và phân tích một số quy định cụ thể như sau:

Cần quy định chế độ, chính sách luân chuyển cán bộ trong Ngành Thi hành án dân sự

Luân chuyển cán bộ là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường đào tạo, rèn luyện cán bộ qua thực tiễn, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo kế cận, góp phần sắp xếp cán bộ một cách hợp lý hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua đó, tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn, khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương khép kín trong thực hiện nhiệm vụ do cán bộ giữ một chức vụ khá lâu hoặc bố trí chưa phù hợp với năng lực, sở trường công tác.

Một số điểm mới quan trọng của Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự

Ngày 18/7/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP). Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015 và thay thế Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự; Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự; Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP.

Phân biệt quy định của pháp luật về vấn đề “Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án” để ban hanh Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án hay ban hành Quyết định hoãn thi hành án

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/2015. Việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn sẽ không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Sau đây là một nội dung cụ thể, rất dễ xảy ra việc áp dụng pháp luật không thống nhất được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 44a và điểm b khoản 1 Điều 48 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Những khó khăn, vướng mắc khi thi hành bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ

Nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam là vấn đề nhức nhối, làm xói mòn sức khỏe của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), gây tắc nghẽn dòng luân chuyển vốn giữa các thị trường bộ phận của nền kinh tế và cản trở đáng kể đến mức tăng trưởng kinh tế. Nợ xấu của hệ thống các TCTD đã trở thành tâm điểm quan tâm, lo lắng của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể tham gia thị trường. Nợ xấu ngân hàng đã được ví như “cục máu đông”, làm xói mòn sức khỏe của hệ thống và gây tắc nghẽn dòng vốn trong hệ thống ngân hàng, khiến việc luân chuyển vốn giữa các khu vực của nền kinh tế bị đình trệ, đặc biệt là dòng vốn chảy vào khu vực sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế .  Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/ 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, trong đó có nội dung thực hiện có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu, phấn đấu giảm nợ xấu xuống dưới mức 3% vào cuối năm 2015. Thi hành các quyết định, bản án của Toà án liên quan đến các TCTD cũng là một trong hàng loạt các biện pháp để xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Bộ tư pháp.Vì vậy, ngay từ đầu năm 2015, Bộ tư pháp đã ban hành Chương trình hành động của ngành tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội  và dự toán Nhà nước, trong đó đặt ra 3 yêu cầu đối với công tác thi hành án dân sự , một trong 3 yêu cầu : “Tập trung giải quyết các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng”.

Khiếu nại, giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự và điểm mới về thời hạn giải quyết khiếu nại trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2014

Khiếu nại là một trong các quyền chính trị cơ bản của công dân, được ghi nhận trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như Hiến pháp, luật. Điều 30 Hiếp pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Quyền khiếu nại được quy định chi tiết tại Luật khiếu nại năm 2011. Đối với khiếu nại về thi hành án dân sự, kế thừa các quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các Pháp lệnh Thi hành án dân sự trước đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 giữ nguyên các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, đồng thời bổ sung thêm quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại tại khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi như sau: “Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.”