Trao đổi nghiệp vụ về tổ chức thi hành án một vụ việc chia tài sản sau ly hôn

Trao đổi nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong những trường hợp quá trình tổ chức thi hành án gặp khó khăn, vướng mắc được đánh giá là rất quan trọng. Qua trao đổi có thể tập hợp được nhiều ý kiến, kinh nghiệm hay về cách thức giải quyết vụ việc góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ trong đội ngũ chấp hành viên đang trực tiếp tổ chức thi hành án.

Bàn về việc kiến nghị giám đốc thẩm hay tái thẩm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 Luật Thi hành án dân sự năm 2008

Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 23 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, trong trường hợp phát hiện có căn cứ để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự “kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, hiện nay do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực này nên nhiều cơ quan Thi hành án dân sự đang áp dụng, kiến nghị khác nhau; có trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự kiến nghị tái thẩm thì người có thẩm quyền lại quyết định giám đốc thẩm và ngược lại và sau đây là một trường hợp cụ thể để minh họa cho lĩnh vực này.

Một số bất cập của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 về việc quy định thời hiệu đối với quyền yêu cầu thi hành án của người phải thi hành án.

Để đảm bảo quyền bình đẳng của người phải thi hành án với người được thi hành án, bảo đảm cho việc thi hành án được thực hiện đúng pháp luật và có hiệu quả, pháp luật thi hành án dân sự đã quy định cho người phải thi hành án có một số quyền và nghĩa vụ thi hành án giống như quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án, điển hình như quyền được gửi đơn hoặc trực tiếp yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án ( Điều 7 Luật Thi hành án dân sự năm 2008). Thực tiễn cho thấy, quy định về quyền yêu cầu thi hành án của người phải thi hành án là một trong những quy định thể hiện tính đúng đắn, khoa học của pháp luật thi hành án dân sự. Tuy vậy, quyền yêu cầu thi hành án của người phải thi hành án lại bị giới hạn bởi thời hiệu yêu cầu thi hành án. Theo quan điểm của tác giả, đây cũng là một trong những điểm hạn chế, bất cập của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành. Cụ thể:

Đánh giá quan điểm: “Bản án, quyết định của Toà án như là “bản vẽ” hay là “bài lý thuyết” mang tính hướng dẫn còn việc tổ chức thi hành án của cơ quanTthi hành án dân sự là “ người thợ xây” hay là hoạt động đưa bài lý thuyết đó thực hành trên thực tế”.

Quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Việc giải quyết vụ việc dân sự tại Toà án tuy rất quan trọng nhưng thực ra mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong giai đoạn này, Toà án mới chỉ làm rõ các tình tiết của vụ việc dân sự và áp dụng các quy phạm pháp luật quyết định quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đã được Toà án quyết định muốn trở thành hiện thực thì phải thông qua việc thi hành án. Do vậy, đã có quan điểm cho rằng: “Bản án, quyết định của Toà án như là “bản vẽ” hay là “bài lý thuyết” mang tính hướng dẫn còn việc tổ chức thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự là “người thợ xây” hay là hoạt động đưa bài lý thuyết đó thực hành trên thực tế.

Bàn về khó khăn, vướng mắc của Thông tư liên tịch số 14

Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp – Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 14) có hiệu lực và được thi hành cho đến nay đã gần 03 năm. Quá trình thực hiện Thông tư liên tịch số 14 đã cho thấy ngoài những thuận lợi thì quy phạm pháp luật của Thông tư này mang lại cũng không ít khó khăn cho người thực hiện. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi bàn về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Thông tư liên tịch này.

Bàn về vấn đề ra quyết định thi hành án đối với khoản bồi thường cho Nhà nước

Thực tế công tác thi hành án dân sự hiện nay, có nhiều Bản án, Quyết định của Tòa án tuyên đối với các bị cáo, ngoài hình phạt chính là hình phạt tù, bị cáo còn phải bồi thường cho Nhà nước một khoản tiền, tùy mức độ gây thiệt hại của từng trường hợp cụ thể. Đối với các địa bàn Miền núi, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh, du cư, đốt nương làm dãy, dù vô tình hay hữu ý đã gây thiệt hại cho Nhà nước về tài nguyên rừng và phải bồi thường thiệt hại do mình gây nên đối với Nhà nước. Các trường hợp này, rất nhiều cơ quan Thi hành án dân sự gặp lúng túng trong việc ra Quyết định thi hành án, bởi vì không xác định rõ được các trường hợp này thuộc diện Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự chủ động ra Quyết định hay ra Quyết định theo đơn yêu cầu.

Kết thúc thi hành án dân sự đối với Phan Văn V?

Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 01/HSST ngày 17/01/2002 của Toà án nhân dân huyện KB, tỉnh HN thì Phan Văn V, sinh năm 1975, trú tại thôn ĐL, xã ĐH, huyện KB, tỉnh HN phải thi hành khoản phạt và án phí là 3.050.000 đồng. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan Thi hành án dân sự huyện KB đã ra Quyết định thi hành án chủ động số 46/THA ngày 22/3/2002 nội dung Phan Văn V phải thi hành khoản 3.050.000đ (phạt và án phí).

Trao đổi về thời điểm bắt đầu và chấm dứt việc khấu trừ thu nhập theo nội dung bản án, quyết định.

Trong hệ thống pháp luật Hình sự, “khấu trừ thu nhập” là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của người bị kết án cải tạo không giam giữ.

Tòa tuyên không rõ, khó thi hành

Án tuyên không rõ gây khó khăn cho việc thi hành án là chuyện "thường" gặp đối với cơ quan Thi hành án dân sự. Để gỡ "khó" khi gặp những trường hợp này, pháp luật qui định cơ quan Thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bằng văn bản gửi Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong văn bản yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự.

Vướng mắc khi thi hành khoản trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự trong thi hành án dân sự

Khoản 2, Điều 126 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định như sau: “Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản".