Mối quan hệ phối hợp giữa chấp hành viên với các cơ quan hữu quan trong thi hành án dân sự.

Thi hành dứt điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và các quyết định khác thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan Thi hành án dân sự là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Để công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao đòi hỏi cơ quan Thi hành án, chấp hành viên phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, tổ chức, cá nhân …. có liên quan, đồng thời các cơ quan, ban ngành, tổ chức cá nhân có liên quan cũng có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ giúp đỡ cơ quan Thi hành án dân sự trong việc thi hành án.

Tài sản thi hành án bán đấu giá “đến cùng” vẫn “không cùng”

Tài sản kê biên đảm bảo thi hành án được tổ chức định giá, bán đấu giá nhiều lần nhưng không có người mua là thực trạng trong công tác thi hành án dân sự hiện nay.

Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo thi hành án.

Trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án các cơ quan Thi hành án dân sự các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khi cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì phần lớn buộc phải kê biên, phát mại tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo thi hành án cho nghĩa vụ trả tiền do đa số người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.

Một số suy nghĩ về biểu mẫu, sổ sách trong hoạt động thi hành án dân sự

Hiện nay, cơ quan Thi hành án dân sự đang áp dụng các biểu mẫu ban hành kèm Thông tư số 09/2011/TT-BTP, ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các loại biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự thi hành án dân sự và Thông tư số 22/2011/TT-BTP, ngày 02/12/2011) của Bộ Tư pháp về thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự để phục vụ cho công tác hàng ngày. Đây là những qui định nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, giúp cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện trong thi hành án dân sự và trong quản lý hành chính, đảm bảo các loại sổ sách, văn bản nghiệp vụ, hành chính hàng ngày của cơ quan thi hành án dân sự ban hành được thống nhất, chặt chẽ và đồng bộ cả về hình thức lẫn nội dung, phù hợp với các qui định chung về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, các qui định về sổ sách phục vụ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nhờ đó, hoạt động ban hành văn bản, theo dõi, ghi chép sổ sách của các cơ quan thi hành án dân sự đã đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của từng đơn vị.

Công tác thi hành án dân sự còn nhiều vướng mắc, bất cập.

Công tác thi hành án dân sự những năm gần đây đã được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội rất quan tâm, những khó khăn, vướng mắc, bất cập cũng đã nhận được sự chia sẻ của nhiều cấp ngành Trung ương và địa phương. Hệ thống văn bản nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong hoạt động thi hành án dân sự từng bước được hoàn thiện. Tuy vậy, thực tế công tác thi hành án dân sự vẫn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập cần được phối hợp thực hiện tốt hơn, hệ thống văn bản phải sớm được hoàn thiện, chỉnh sửa để đáp ứng các yêu cầu thực tế công tác. Dưới đây là một số tồn tại, vướng mắc, bất cập trong hoạt động thi hành án dân sự:

Thông báo về thi hành án - Thực hiện đúng là đủ.

Thông báo về thi hành án là hoạt động của chấp hành viên, cán bộ và cơ quan Thi hành án nhằm làm cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết được quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định. Đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên, bởi lẽ đặc thù của công tác thi hành án dân sự là thường xuyên tác động hoặc sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Do đó, việc thông báo trong thi hành án dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng. Không những nó đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động thi hành án dân sự vốn dĩ đã chứa đựng sự "nhạy cảm" mà còn là cơ sở để áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo…. Nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của hoạt động thông báo thi hành án, bên cạnh đó nắm vững, hiểu rõ cũng như áp dụng đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thông báo thi hành án sẽ giúp chấp hành viên và cơ quan Thi hành án dân sự tránh được những vi phạm làm phát sinh khiếu nại, tố cáo khi đương sự, người có quyền lợi liên quan cho rằng mình không nắm được nội dung của các văn bản, giấy tờ do cơ quan Thi hành án dân sự phát hành.

Xử lý tài sản thi hành án không có người mua: Giảm 3 lần, sẽ giao người được thi hành án?

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho cơ quan Thi hành án dân sự cũng như bảo vệ quyền lợi cho các bên đương sự trong trường hợp đấu giá tài sản (nhiều lần) mà không có người mua, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 58/CP hướng dẫn về thủ tục thi hành án dân sự quy định sau 3 lần giảm giá mà không có người mua, người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.

Giải quyết hậu quả trong trường hợp quyết định thi hành án không có phần lãi chậm thi hành án theo bản án của tòa án.

Luật Thi hành án dân sự 2008 đã có hiệu lực được hơn 3 năm nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều khiếu nại của các đương sự đối với các Bản án, quyết định được thi hành trước đó (áp dụng quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự 1993). Thực tế, trước khi Luật Thi hành án dân sự 2008 được ban hành và có hiệu lực, việc áp dụng các quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự 1993 còn chưa được chặt chẽ, thống nhất. Một trong những nguyên nhân của việc đó là do trình độ và kiến thức pháp luật của chấp hành viên lúc đó còn hạn chế, kỹ năng và nghiệp vụ tổ chức thi hành án còn chưa cao hoặc có thể do kỹ thuật đánh máy lúc đó còn hạn chế... Một trong những trường hợp đó là việc ra quyết định thi hành án thiếu phần lãi chậm thi hành án theo bản án của Tòa án.