Một số vấn đề về định giá, định giá lại và bán đấu giá tài sản kê biên để thi hành án

Định giá tài sản là một khâu quan trọng trong quy trình cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án (Thi hành án dân sự). Việc định giá tài sản kê biên nhằm mục đích xác định giá khởi điểm để bán đấu giá, thi hành nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án. Do vậy, việc định giá này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự. Định giá và bán đấu giá tài sản là một hoạt động thường gắn với biện pháp cưỡng chế thi hành án, vì thế mà hoạt động này cần phải có những quy định cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan thi hành án và chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ đúng pháp luật, đảm bảo cho hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã tuyên được thi hành trên thực tế đạt hiệu quả.

Chuyên đề thứ hai: Thi hành xong việc thi hành án bằng biện pháp cưỡng chế

Thuật ngữ "cưỡng chế" được hiểu là dùng một sức mạnh nhất định để buộc một đối tượng phải thực hiện một việc trái với ý muốn của họ. Trong thi hành án dân sự, thuật ngữ "cưỡng chế thi hành án dân sự" là việc Chấp hành viên được giao nhiệm vụ sử dụng quyền năng mà pháp luật trao cho để buộc người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của họ đối với người được thi hành án mà nghĩa vụ đó đã được ấn định trong Bản án, quyết định đã có hiệu pháp luật. Và hiển nhiên, việc cưỡng chế thi hành án dân sự là trái với ý muốn chủ quan của người phải thi hành án.

Luật Thi hành án dân sự (THADS) qui định: Xác minh điều kiện thi hành án, lợi bất cập hại

Xác minh điều kiện thi hành án là một thủ tục rất quan trọng, không thể thiếu trong quá trình tổ chức thi hành án, là cơ sở pháp lý để Chấp hành viên đề ra biện pháp thi hành án phù hợp đối với từng vụ việc. Song, khi áp dụng qui định về xác minh điều kiện thi hành án vào thực tiễn đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc, dẫn đến góp phần làm tăng thêm án tồn đọng, mà chưa có biện pháp khắc phục.

Chuyên đề thứ nhất: Thi hành xong việc thi hành án bằng biện pháp tự nguyện

Hiện nay không có giải thích thuật ngữ nào liên quan đến cụm từ "thi hành xong" mà chỉ có thuật ngữ "Kết thúc việc thi hành án" được quy định tại Điều 52 Luật Thi hành án dân sự. Tuy nhiên, cần lưu ý 2 thuật ngữ này là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, không khó để hiểu thế nào là "thi hành xong". Có thể giải thích dựa vào chính quy định tại Điều 52 Luật Thi hành án dân sự như sau:

Trao đổi về: Qui định đơn yêu cầu thi hành án phải có thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án

Sau khi Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành, hàng năm Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Kon Tum tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi hành án cho toàn thể cán bộ công chức ngành THADS tỉnh. Nhờ vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức ngày càng được nâng cao, công tác THADS ngày càng có hiệu quả, hạn chế những thiếu sót, vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án.

Chuyên đề tìm hiểu các quy định của pháp luật Thi hành án dân sự - Phần mở đầu

Luật Thi hành án dân sự ra đời đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng đối với các cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình, nó cũng nâng cao vị thế của cơ quan thi hành án xứng tầm với nhiệm vụ và yêu cầu chung của ngành Tư pháp trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên không phải trong mọi tình huống, lúc nào việc thực hiện nhiệm vụ cũng được suôn sẻ mà không gặp phải những vướng mắc, bất cập nhất định. Đó là còn chưa kể đến tâm lý e ngại của Chấp hành viên, không dám mạnh dạn áp dụng những quy định có tính mới mẻ dẫn đến hoạt động thi hành án dân sự còn hạn chế cả ở về số lượng và chất lượng.

Một số vấn đề liên quan đến trình tự thủ tục Thi hành án dân sự

Công tác thi hành án dân sự là hoạt động thực thi Bản án, Quyết định của Tòa án nhằm đưa các phán quyết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thực thi trên thực tế. Hoạt động thi hành án một mặt bảo đảm việc thực hiện quyền lực của Nhà nước, mặt khác nó là công cụ hữu hiệu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân khi bị xâm hại. Hiệu quả của hoạt động thi hành án phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án.

Vướng mắc xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước trong THADS

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 đã và đang đi vào thực tiễn  cuộc sống giải quyết nhiều bất cập khó khăn trước đây, góp phần đưa công tác Thi hành án dân sự ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, qua thực tiễn vẫn còn những trường hợp cụ thể áp dụng pháp luật chưa có tính khả thi. Chúng tôi xin nêu vấn đề xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu sung quỹ nhà nước trong hoạt động thi hành án hiện nay được quy định tại Điều 124 Luật Thi hành án dân sự; Điều 18 Nghị định 58/CP ngày 13/7/2009  Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự; Thông tư 166/BTC ngày 18/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn  xử lý một số loại tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sử hữu nhà nước.

Vĩnh Phúc: Hiệu quả từ mô hình Ban chỉ đạo thi hành án

Được thành lập từ rất sớm (1998), 10 năm nay, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự (THADS) các cấp ở Vĩnh Phúc đã góp phần quan trọng trong việc làm giảm án tồn đọng, là sợi dây kết nối giữa các ngành, chung sức giải quyết những khó khăn của THA