Thủ tục miễn giảm án phí, tiền phạt: Còn bất hợp lý

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 30% các vụ việc thi hành án (THA) còn tồn đọng là do người phải THA không có điều kiện thi hành. Trong đó, một số hoàn toàn không có tài sản, số khác lại không đủ để thực hiện nghĩa vụ. Cũng có những khoản án phí tiền phạt giá trị quá nhỏ (50 ngàn), nêu có quan THA có tổ chức thi hành thì thu cũng không đủ bù đắp chi phí thực tế. Chủ trương miễn giảm án phí, tiền phạt đã ra đời và bước đầu đạt một  số kết quả. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai đã bộc lộ những điểm bất hợp lý.

Phối hợp trong cưỡng chế thi hành án: Độc lập nhưng vẫn… phụ thuộc.

Pháp lệnh Thi hành án dân sự (THADS) đã quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình THA. Tuy nhiên, trên thực tế, THA vẫn không thể chủ động vì phải chờ vào các cơ quan phối hợp – nhất là lực lượng công an, đặc biệt trong các vụ phải tổ chức cưỡng chế.

Một số vướng mắc khi tổ chức thi hành quyết định công nhận thoả thuận của các đương sự

Chúng ta thấy rằng, hoà giải là một nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động của cơ quan toà án, trừ những trường hợp không được hoà giải hoặc không thể hoà giải được. Nếu các đương sự thoả thuận được với nhau thì kết quả hoà giải sẽ được thể hiện dưới hình thức Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và một phần rất ít trong các bản án (do các đương sự thoả thuận được với nhau tại phiên toà), sau đây gọi chung là quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (QĐCNTT).

Giải pháp tháo gỡ tình trạng việc thi hành án dân sự tồn chuyển kỳ sau

Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về tình trạng việc thi hành án dân sự tồn chuyển kỳ sau, trong đó xác định rõ nội dung, bản chất, nguyên nhân dẫn tới việc thi hành án dân sự tồn, chúng tôi tiếp tục giới thiệu về một số giải pháp chủ yếu có thể thực hiện trong thời gian tới nhằm làm giảm việc, tiền thi hành án dân sự tồn chuyển kỳ sau.

Hiện trạng án dân sự tồn đọng

Trong những năm vừa qua với sự lỗ lực của cán bộ, công chức ngành thi hành án, sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, sự ủng hộ của các tổ chức, công tác thi hành án ngày càng ổn định và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định:

Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực THADS

Thực tế hiện nay, một số nơi, một số cán bộ, công chức trong Ngành vẫn còn chưa nhận thức đúng ý nghĩa, vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra: coi thanh tra, kiểm tra là “bới lông, tìm vết”; chưa nhận thức được hoặc đầy đủ ý nghĩa tích cực của công tác thanh tra, kiểm tra; một số cán bộ, chấp hành viên, thậm chí có cả thủ trưởng cơ quan thi hành án còn lúng túng về thẩm quyền, nội dung và việc thực hiện nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra. Do đó, để góp phần bổ sung thêm tài liệu tham khảo về công tác thanh tra, kiểm tra nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác THADS, trên cơ sở kế thừa một số chuyên đề đã được giới thiệu, có sửa đổi, bổ sung và phân tích các nội dung theo quy định mới của các chế định pháp luật có liên quan, trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi xin giới thiệu và phân tích một số nội dung chính sau đây: khái niệm và ý nghĩa của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực THADS; sự khác nhau giữa hoạt động thanh tra với kiêm tra trong lĩnh vực THADS và nội dung, nguyên nhân một số nhóm sai phạm, thiếu thót thường gặp qua công tác thanh tra, kiểm tra về THADS.