Một số điểm mới cơ bản trong quy định pháp luật về xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự
Ngày 30/12/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 13/2021/TT-BTP quy định quy trình xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự (sau đây gọi là Thông tư số 13/2021/TT-BTP), thay thế cho Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự. Thông tư mới có những quy định được sửa đổi, bổ sung và quy định mới với mục đích nhằm hạn chế một số vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Thông tư số 02/2016/TT-BTP và từ thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS; đồng thời, đảm bảo phù hợp, thống nhất với các quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo có liên quan đến THADS.
Những quy định mới về ngạch công chức chuyên ngành kế toán trong Thông tư số 29/2022/TT-BTC ngày 03/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Ngày 03/6/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 29/2022/TT-BTC quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ (sau đây viết tắt là Thông tư số 29/2022/TT-BTC). So với Thông tư số 77/2019/TT-BTC ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ (sau đây viết tắt là Thông tư số 77/2019/TT-BTC), cụ thể:
Đẩy nhanh tiến độ Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong Thi hành án dân sự
(PLVN) -Trước nhu cầu hiện đại hoá công tác quản lý theo chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước, thực hiện cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, việc tập trung đẩy mạnh công tác ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý, công tác đơn giản hoá thủ tục hành chính trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với công tác của Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển.
Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ kết quả sơ kết 05 năm triển khai thi hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án
Thực hiện khoản 3 Điều 312 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính (THAHC) và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án (sau đây gọi là Nghị định số 71/2016/NĐ-CP). Nhằm đánh giá kết quả 05 năm triển khai thi hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch sơ kết, đồng thời phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Nghị định. Trên cơ sở tổng hợp kết quả sơ kết của TANDTC, VKSNDTC, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) và Cục Thi hành án dân sự (THADS) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 97/BC-BTP ngày 10/5/2022 báo cáo Chính phủ kết quả sơ kết 05 năm triển khai thi hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP.