Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 về việc tăng cường công tác thi hành án dân sự
Trong thời gian qua, công tác thi hành án dân sự đã có chuyển biến tích cực, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Công tác xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc ngày càng được quan tâm; kết quả công tác năm sau cao hơn năm trước, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ do Quốc hội, Chính phủ giao,góp phần vào sự phát triển kinh tế và đảm bảo trật tự an toàn xã hội của đất nước.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi hành án dân sự vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định: Số lượng việc và tiền chuyển kỳ sau còn lớn; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm; tình trạng công chức vi phạm pháp luật, đương sự chống đối việc thi hành án vẫn còn xảy ra.
Nhiều đổi mới trong việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự
Năm 2016, là năm đầu tiên thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội, với nhiều điểm đổi mới theo Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014, gồm 13 chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có những chỉ tiêu định lượng và một số chỉ tiêu định tính.
Quy định mới về cơ chế quản lý tài chính về kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự
Sau khi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự, trong đó có nhiều nội dung về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn. Cùng với việc căn cứ Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015, ngày 09/11/2016 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 200/2016/TT-BTP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự.
Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành Quy chế mẫu Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Ngày 08/11/2016, trên cơ sở thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp (kèm theo Quyết định số 92/QĐ-BTP ngày 10/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) thay thế Quy chế năm 2007, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã ký ban hành Quy chế mẫu Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (kèm theo Quyết định số 1149/QĐ-TCTHADS ngày 08/11/2016 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự), đảm bảo phù hợp với những quy định mới của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Tọa đàm Việt Nam - Lào về công tác thi hành án dân sự
Chiều 8/3/2012, theo chương trình làm việc của đoàn công tác Bộ Tư pháp Việt Nam tại Bộ Tư pháp Lào, hai Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm về Thi hành án dân sự dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào Cha-Lơn Nhia-Pao-Hơ với sự tham dự của đoàn công tác Bộ Tư pháp Việt Nam, cán bộ Vụ quản lý Thi hành án (Bộ Tư pháp Lào), đại diện các Sở Tư pháp tỉnh Bu-Li-Khăm-Xay, Thủ đô Viêng-Chăn và tỉnh Viêng-Chăn.
Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục duy trì mối quan hệ gắn bó với các cơ quan báo chí
Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2016), sáng 20/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tới thăm và chúc mừng một số cơ quan thông tấn, báo chí. Mỗi cơ quan này có những đặc thù riêng nhưng Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đều bày tỏ mong muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ gắn bó để thông tin về Bộ, ngành được công khai, minh bạch.