Tọa đàm Việt Nam - Lào về công tác thi hành án dân sự

Chiều 8/3/2012, theo chương trình làm việc của đoàn công tác Bộ Tư pháp Việt Nam tại Bộ Tư pháp Lào, hai Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm về Thi hành án dân sự dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào Cha-Lơn Nhia-Pao-Hơ với sự tham dự của đoàn công tác Bộ Tư pháp Việt Nam, cán bộ Vụ quản lý Thi hành án (Bộ Tư pháp Lào), đại diện các Sở Tư pháp tỉnh Bu-Li-Khăm-Xay, Thủ đô Viêng-Chăn và tỉnh Viêng-Chăn.

Bộ Tư pháp và JICA Nhật Bản tổ chức Toạ đàm về các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự

Trong khuôn khổ hoạt động hợp tác giữa Tổ chức hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) và Bộ Tư pháp Việt Nam, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã diễn ra cuộc Toạ đàm lấy ý kiến của một số cơ quan thi hành án dân sự địa phương đối với những nội dung của Luật thi hành án dân sự cần quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

Triển khai thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự

Thực hiện Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự (kèm theo Quyết định số 1431/QĐ-BTP ngày 05/7/2016, được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, mục Văn bản điều hành) thay thế cho Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BTP ngày 07/12/2007). 

Hướng dẫn phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã ký ban bành Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT- BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/5/2016 hướng dẫn phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự. Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc phối hợp lập báo cáo thống kê, gửi báo cáo thống kê và kiểm tra liên ngành trong thống kê thi hành án dân sự giữa Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, với những nội dung cơ bản sau đây:

Những nội dung cơ bản và những điểm mới của “Thông tư quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự”

Ngày 01/02/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Thông tư), có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2016. Thông tư có 3 chương 31 điều, cụ thể: Chương I gồm 04 điều từ Điều 1 đến Điều 4 quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ; nguyên tắc xử lý đơn; Chương II gồm 24 điều từ Điều 5 đến Điều 28 quy định về tiếp nhận, phân loại, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh và xử lý đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; Chương III gồm 3 điều từ Điều 29 đến Điều 31 quy định về báo cáo, thống kê và tổ chức thực hiện. Thông tư được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, có những nội dung cơ bản như sau:

Một số nội dung cần hướng dẫn về cơ chế quản lý tài chính đối với kinh phí cưỡng chế thi hành án, kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự

Trên cơ sở Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP và số 136/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/8/2012 nêu trên. Quá trình triển khai, tổ chức thực hiện 02 Thông tư này đã góp phần quan trọng bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, tạo điều kiện cho công tác thi hành án dân sự đạt kết quả trong việc thi hành án dân sự, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền vào lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thi hành án dân sự.

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự

Ngày 18/7/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP). Thực hiện Kế hoạch triển khai Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ban hành kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTP ngày 18/9/2015,  để thống nhất nguyên tắc áp dụng và một số nội dung mới của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP , Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 3823/ BTP – TCTHADS hướng dẫn thực hiện Nghị định số 62/NĐ-CP với các nội dung cụ thể như sau:

Hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự trong giai đoạn chuyển tiếp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015. Mặt khác, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đang được cơ quan có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện. Trong khi Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa được ban hành, Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 2324 /BTP-THADS ngày 07/7/2015 hướng dẫn để các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp. Theo đó có những nội dung như sau: