Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
Thực hiện Nghị quyết số 111/2015/QH13, ngày 01/01/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Nghị quyết yêu cầu “Nâng cao hiệu quả công tác THADS, nhất là liên quan đến thu hồi các khoản nợ của các tổ chức tín dụng; tập trung thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, bảo đảm thi hành dứt điểm các bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính còn tồn đọng”. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo cũng yêu cầu nâng cao hiệu lực công tác THADS, qua đó góp phần cải thiện mức tín nhiệm của nền kinh tế đất nước.
Ngày 05/4/2018, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị quyết số 31-NQ/BCS về lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác THADS, THAHC giai đoạn 2018 - 2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác THADS như: (1) Tập trung thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về THADS năm 2018; (2) Nâng cao hiệu quả công tác THADS, nhất là liên quan đến thu hồi các khoản nợ của các tổ chức tín dụng và thu hồi cho ngân sách trong các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn; (3) Tiếp tục hoàn thiện thể chế THADS.
Triển khai chỉ đạo của đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2018 và chỉ đạo của đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tại Hội nghị triển khai công tác THADS, hành chính năm 2018, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã tổ chức quán triệt và triển khai đầy đủ, nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị gắn với việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 trong toàn Hệ thống.
Ngày 14/12/2017, Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực THADS. Trên cơ sở đó, Tổng cục, các cơ quan trực thuộc Tổng cục, 63 Cục THADS cấp tỉnh và 710 Chi cục THADS cấp huyện đã ban hành Kế hoạch công tác năm của đơn vị làm căn cứ triển khai thống nhất, kịp thời, toàn diện các mặt công tác. Ngày 18/12/2017, Tổng cục đã ban hành Quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các cơ quan THADS địa phương năm 2018 với 13 nhóm chỉ tiêu cơ bản, trên cơ sở đó, các Cục THADS đã quán triệt, triển khai và ban hành Quyết định giao chỉ tiêu cụ thể cho từng Chi cục và Chấp hành viên.
Tiếp tục sâu sát, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã tổ chức sơ kết công tác THADS, hành chính 06 tháng đầu năm 2018, tổ chức nhiều buổi Giao ban trực tuyến toàn diện các mặt công tác và giao ban trực tuyến chuyên đề để đánh giá, đôn đốc kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án của các địa phương, qua đó giúp các địa phương khắc phục những tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp khắc phục. Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS cũng đã ban hành nhiều Công văn quán triệt, chỉ đạo các Cục THADS tập trung, quyết liệt thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trên cơ sở kết quả THADS các tháng, Tổng cục đã ban hành nhiều Công điện đôn đốc, chỉ đạo đối với các Chi cục THADS có lượng án lớn, nhưng kết quả đạt được còn thấp, ảnh hưởng lớn đến kết quả THADS của địa phương; yêu cầu địa phương rà soát, báo cáo giải trình kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2018.
Kết quả THADS
- Về việc,đến hết tháng 9/2017, số cũ chuyển sang là 320.015 việc; từ 01/10/2017 đến 30/9/2018, thụ lý mới 607.234 việc. Như vậy, tổng số thụ lý là 927.249 việc, tăng 44.512việc (5,04%) so với năm 2017.
Tổng số phải thi hành là 914.083việc, trong đó: số có điều kiện thi hành là711.990 việc (77,89%); số chưa có điều kiện thi hành là 202.093 việc (22,11%). Kết quả: Thi hành xong 571.708 việc, đạt tỉ lệ 80,30%.
-Về tiền,đến hết tháng 9/2017, số cũ chuyển sang là 128.415 tỷ 619 triệu 588 nghìn đồng; từ 01/10/2017 đến 30/9/2018, thụ lý mới là67.585 tỷ 641 triệu 360 nghìn đồng. Như vậy, tổng số thụ lý là 196.001 tỷ 260 triệu 948 nghìn đồng, tăng 23.041 tỷ 536 triệu 021 nghìn đồng (13,32%) so với năm 2017.
Tổng số phải thi hành là178.628 tỷ 202 triệu 056 nghìn đồng, trong đó: số có điều kiện thi hành là 90.009 tỷ 568 triệu 485 nghìn đồng (51,28%); số chưa có điều kiện thi hành là 85.500 tỷ 572 triệu 105 nghìn đồng (48,72%). Kết quả: Thi hành xong 34.520 tỷ 915 triệu 718 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 38,35%.
- Về kết quả thi hành án của người phải thi hành án đang chấp hành án phạt tù thu các khoản tiền, tài sản mà người phải thi hành án, thân nhân của người phải thi hành án nộp để thi hành án, tổng số việc, tiền phải thi hành là 102.097 việc, tương ứng với số tiền 22.674 tỷ 727 triệu 816 nghìn đồng. Kết quả: Thi hành xong 51.708 việc, thu được số tiền là 2.303 tỷ 591 triệu 745 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 50,64% về việc và10,2% về tiền. Một số địa phương thi hành xong đạt kết quả cao về việc như: Lai Châu (87,52%), Điện Biên (81%), Sơn La (77,66%), Cao Bằng (75,44%), Lạng Sơn (75,05%); về tiền như: Hải Phòng (83,1%), Tây Ninh (59,89%), Hưng Yên (53,68%), Điện Biên (50,71%), Thái Bình (46,88%).
Các cơ quan THADS và cơ quan hữu quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải THADS và trả tiền, giấy tờ cho người được THADS là phạm nhân và Quy chế phối hợp số 911/QCLN-TCTHADS-TCTHAHS ngày 26/11/2015 giữa Tổng cục THADS và Tổng cục Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư pháp trong công tác THADS. Thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Đề án triển khai thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TANDTC, VKSNDTC quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tha tù trước hạn có điều kiện, các cơ quan THADS đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai quy định về việc xác nhận kết quả thi hành án đối với phạm nhân đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án. Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Công an kiểm tra công tác phối hợp trong THADS với trại giam tại 02 địa phương.
- Về kết quả xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, đã lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm tổng số 6.502 việc, với số tiền là 78 tỷ 550 triệu 404 nghìn đồng. Cơ quan có thẩm quyền đã xét miễn, giảm tổng số 5.867 việc, tương ứng với số tiền 70 tỷ 038 triệu618 nghìn đồng. Một số địa phương đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét miễn, giảm được số việc và số tiền tương đối lớn như: TP. Hồ Chí Minh (301 việc tương ứng với trên 1 tỷ 400 triệu đồng); Thái Nguyên (283 việc tương ứng với trên 1 tỷ 200 triệu đồng); Nghệ An (194 việc tương ứng với trên 1 tỷ 300 triệu đồng).
- Về kết quả tổ chức cưỡng chế thi hành án, đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với9.857 trường hợp, sau khi có Quyết định cưỡng chế, có 869trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án. Như vậy, tổng số việc phải tổ chức cưỡng chế là 8.988 trường hợp.Một số địa phương có số việc cưỡng chế thành công cao như: Hà Nội (806 việc); TP. Hồ Chí Minh (796 việc); Tiền Giang (445 việc); Long An (351 việc); Thái Nguyên (332 việc)...
- Trong công tác xác minh, phân loại điều kiện thi hành án, thực hiện Điều 44ª Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và chỉ đạo của Chính phủ, trong những năm qua, công tác xác minh, phân loại điều kiện thi hành án luôn được Bộ Tư pháp quan tâm thực hiện. Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các cơ quan THADS thực hiện nghiêm chỉ tiêu này, đồng thời tổ chức các Đoàn kiểm tra toàn diện và chuyên đề, định kỳ và đột xuất, trong đó chú trọng kiểm tra công tác xác minh điều kiện thi hành án, qua đó đã giúp kết quả phân loại án có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành chính xác hơn, kết quả THADS ngày càng thực chất và bền vững.
Tại địa phương, Thủ trưởng các cơ quan THADS đã thực hiện nghiêm túc việc ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án và đăng tải công khai thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành án của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành trên Cổng, Trang thông tin điện tử THADS, qua đó, giúp người dân và đương sự giám sát tốt hơn việc phân loại án. Các cơ quan THADS địa phương đã ban hành Kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra nội bộ; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp xác minh điều kiện thi hành án không đúng thời hạn, phân loại án không chính xác để chạy theo thành tích, do bảo đảm tính công khai, minh bạch nên về cơ bản không phát sinh khiếu nại, tố cáo trong hoạt động phân loại án.
- Về số án chuyển kỳ sau, tổng số việc chuyển kỳ sau là 342.375việc, trong đó, số việc có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 140.282việc, so với số việc có điều kiện thi hành năm 2017 (143.849 việc) giảm 3.567việc (giảm 2,48%). Tổng số tiền chuyển kỳ sau là 140.989 tỷ 224 triệu 873 nghìn đồng, trong đó số tiền có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 55.488 tỷ 652 triệu 768 nghìn đồng, so với số tiền có điều kiện thi hành năm 2017 (56.757 tỷ 585 triệu 502 nghìn đồng) giảm 1.268 tỷ 932 triệu 734 nghìn đồng (giảm 2,24%).
Năm 2018, toàn quốc có 20 địa phương hoàn thành 04 chỉ tiêu; 18 địa phương hoàn thành 03 chỉ tiêu; 21 địa phương hoàn thành 02 chỉ tiêu và 4 địa phương hoàn thành 01 chỉ tiêu. Nhiều địa phương đạt tỷ lệ phân loại án cao so với bình quân toàn quốc, về việc: Lai Châu (91,08%), Sơn La (89,22%), Hà Giang (87,94%), Hòa Bình (87,36%), Bình Dương (86,82%), Hải Dương (85,65%); về tiền: Hà Nam (86,23%), Thanh Hóa (82,60%), Phú Yên (81,01%), Sơn La (80,64%), Kiên Giang (72,76%), Bến Tre (70,13%).
Về kết quả của 02 thành phố lớn: (1) TP.Hồ Chí Minh có tổng số việc thụ lý là 111.137 việc, tương ứng với số tiền trên 69 nghìn tỷ đồng (chiếm 12% số việc và 35,27% số tiền thụ lý của toàn quốc), thi hành xong đạt tỷ lệ 78,33% về việc và 43,94% về tiền; (2) TP.Hà Nội có tổng số việc thụ lý là 48.435 việc, tương ứng với số tiền gần 30.000 tỷ đồng (chiếm 5,22% số việc và 15,3% số tiền thụ lý của toàn quốc), thi hành xong đạt tỷ lệ 76,54% về việc và 19,34% về tiền.
Một số đơn vị có kết quả thi hành án xong về việc và về tiền đạt tỷ lệ tương đối cao (so với bình quân của toàn quốc là 80,30% về việc và 38,35% về tiền), về việc: Lạng Sơn (94,63%), Nghệ An (90,69%), Quảng Nam (90,01%), Thái Bình (90,05%), Thái Nguyên (89,94%), Hưng Yên (89,34%), Đồng Tháp (88,36%), Đắk Lắk (86,01%), Hải Dương (85,74%), Thanh Hóa (82,66%); về tiền: Quảng Nam (69,93%), Khánh Hòa (65,45%), Đồng Tháp (49,00%), Vĩnh Long (48,42%), Đắk Lắk (47,32%), Kiên Giang (46,62%), Bình Thuận (45,48%), Thanh Hóa (42,60%), Tây Ninh (39,39%), Lâm Đồng (39,38%). Các địa phương có số chuyển kỳ sau giảm sâu, về việc như: Cao Bằng (65,08%), Lạng Sơn (35,19%), TP. Hồ Chí Minh (25,23%), Thái Bình (20,24%), Hòa Bình (17,57%); về tiền như: Bắc Kạn (82,77%), Điện Biên (68,33%), Thái Bình (44,76%), TP. Hồ Chí Minh (38,64%), Lạng Sơn (38,89%).
- Về thi hành án đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng, tổng số phải thi hành loại này là 24.907việc, với số tiền là 108.999 tỷ 067 triệu 591 nghìn đồng, tương ứng với 2,72% về việc và 62,1% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành của toàn quốc. Kết quả: Thi hành xong 4.251 việc, thu được số tiền là 24.575 tỷ 914triệu 210 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 17,07% về việc và 22,55% về tiền.Một số địa phương có số tiền phải thi hành cho các tổ chức tín dụng tương đối lớn nhưng đạt kết quả cao như: Đồng Nai (49,68%), Hậu Giang (46,94%), Đồng Tháp (39,90%), Vĩnh Phúc (37,67%), Khánh Hòa (34,26%)...
Bộ Tư pháp, các cơ quan THADS địa phương đã ban hành Kế hoạch của Tổ công tác chỉ đạo xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng, kiểm tra, phúc tra và trả lời các kiến nghị, phản ánh của các tổ chức tín dụng về các nội dung liên quan đến nghiệp vụ THADS. Đồng thời, để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo triển khai thực hiện, đồng thời rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh; các cơ quan THADS đã chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn rà soát, tổng hợp các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án chưa được thi hành hoặc đang thi hành để có kế hoạch đẩy nhanh việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định loại này; kịp thời tổng hợp, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo THADS đối với những vụ việc phức tạp.
- Về kết quả thi hành án đối với một số vụ việc trọng điểm
Thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước trong các vụ án trọng điểm, án tham nhũng, kinh tế lớn là một vấn đề hệ trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn như: Vụ Vinalines, vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ Ngân hàng phát triển Đắk Lắk, vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Vụ Phạm Công Danh, vụ Phạm Thị Bích Lương, vụ Giang Kim Đạt, vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Hà Văn Thắm đã được đưa ra xét xử.
Năm 2018, công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế tiếp tục được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch giải quyết, thành lập các Tổ công tác; tổ chức các buổi họp liên ngành, ban hành Công điện đôn đốc vàtổ chức các buổi làm việc với các địa phương đang giải quyết các vụ việc. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đã tập trung chỉ đạo các cơ quan THADS nâng cao hiệu quả công tác xác minh điều kiện thi hành án, truy tìm tài sản, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và bộ, ngành chủ quản kiên quyết thực hiện việc cưỡng chế; thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thi hành các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng và hàng tháng có báo cáo cụ thể để phối hợp với Ban Nội chính tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.Ngày 04/9/2018, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã ban hành Kế hoạch số 192-KH/BCĐTW kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Kết quả theo dõi thi hành án hành chính
Thực hiện Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Hệ thống THADS thường xuyên rà soát, theo dõi việc thi hành các bản án, quyết định của toà án về vụ án hành chính. Các cơ quan THADS đã thực hiện theo dõi 363 bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Các cơ quan THADS đã ra văn bản thông báo về trách nhiệm tự nguyện thi hành án đối với 336 việc; đăng tải công khai 57 Quyết định buộc thi hành án hành chính của Tòa án; tổ chức làm việc với người phải thi hành án là 128 vụ việc; có văn bản kiến nghị xử lý đối với 13 trường hợp do không chấp hành án. Kết quả: thi hành xong 139 vụ việc, còn lại 224 vụ việc chưa thi hành xong. Riêng 50 vụ việc người phải thi hành án là Chủ tịch UBND, UBND chưa thi hành án từ năm 2017 chuyển sang đã thi hành xong 25 vụ việc.Một số địa phươngthi hành xong số việc tương đối lớn hoặc không còn tồn đọng vụ việc như: TP. Hồ Chí Minh (27/65 việc); Bà Rịa - Vũng Tàu (18/28 việc); Nghệ An (08/08 việc); Khánh Hòa (06/06 việc); Lâm Đồng (05/05 việc)
Năm 2018, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã thực hiện giám sát “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND, UBND”. Qua giám sát, Ủy ban Tư pháp đánh giá cao sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, công tác ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính của UBND các cấp ngày càng được tăng cường, nhiều địa phương đã thi hành dứt điểm các bản án hành chính tồn đọng từ nhiều năm. Đồng thời, Ủy ban Tư pháp đề nghị Thủ tướng Chính phủ biểu dương những địa phương thời gian qua chấp hành nghiêm túc Luật Tố tụng hành chính và yêu cầu những địa phương chưa nghiêm túc trong việc tham tố tụng cần có biện pháp khắc phục kịp thời trong thời gian tới.
Năm 2018, Chính phủ đã yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thi hành đúng, đầy đủ, kịp thời các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về vụ án hành chính thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan trực thuộc thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến lĩnh vực, địa bàn quản lý; tập trung thi hành dứt điểm các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật còn tồn đọng. Đồng thời, Chính phủ đã thành lập Đoàn kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính và công tác thi hành án hành chính của UBND và Chủ tịch UBND tại một số tỉnh, thành, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của UBND các cấp trong quá trình tham gia tố tụng hành chính, đặc biệt là trong các khâu đối thoại, tham dự phiên tòa và thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Công tác xây dựng đề án, văn bản
Năm 2018, Bộ Tư pháp đã chủ trì ban hành, phối hợp ban hành 01 Thông tư liên tịch. Như vậy, hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật THADS sửa đổi, bổ sung về cơ bản đã được hoàn thiện với 02 Nghị định, 01 Chỉ thị, 09 Thông tư liên tịch và 16 Thông tư. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tập trung hoàn thiện 02 Thông tư về chế độ thống kê và tổ chức cán bộ, đồng thời đang tập trung rà soát, sơ kết việc thực hiện Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS nhằm tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác THADS thời gian qua. Việc ban hành các quy chế, quy trình nội bộ tiếp tục được các cơ quan THADS chú trọng, hoàn thiện với việc ban hành Quy chế công khai thông tin về việc không chấp hành án hành chính,Quy trình theo dõi thi hành án hành chính, Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị qua đường dây nóng của Hệ thống cơ quan THADS, Quy trình phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong Hệ thống THADS. Trong quá trình xây dựng, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo văn bản pháp luật, cơ quan THADS các địa phương đều tích cực tổng kết thực tiễn tại địa phương và tham gia đóng góp ý kiến đối với các dự thảo.
Công tác hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra
Toàn Hệ thống đã tiếp nhận và giải quyết xong 645/666 vụ việc, đạt tỷ lệ 96,84%. Việc hướng dẫn nghiệp vụ bảo đảm thực hiện theo Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ và Quy trình tổ chức thi hành án. Hầu hết các địa phương đã giải quyết xong, không để tồn đọng công văn xin hướng dẫn nghiệp vụ. Nhiều địa phương tổ chức tập huấn chuyên sâu về chuyên môn nghiệp cho công chức trên địa bàn như: Khánh Hòa, Hà Nội, Nghệ An, Sóc Trăng, Hà Giang, Hậu Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Long An, Lạng Sơn, Hưng Yên, Tiền Giang...
Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng thống nhất pháp luật, khắc phục những sai sót thường gặp trong quá trình tác nghiệp, Bộ Tư pháp đã thường xuyên chỉ đạo Hệ thống THADS thực hiện nghiêm túc Quy trình tổ chức thi hành án trong Hệ thống THADS và Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ THADS trong nội bộ ngành THADS; tiếp tục rà soát, tổng hợp khó khăn vướng mắc trong việc tổ chức thi hành Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ Tư pháp đã tổ chức các Hội thảo,các lớp tập huấn chuyên sâu,phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm cho vay; hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ về xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng; bán đấu giá tài sản; sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ THADS; quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong THADS; xử lý khoản tiền tạm thu còn tồn trên tài khoản tạm gửi; đồng thời đã phối hợp với TANDTC, VKSNDTCban hành văn bản hướng dẫn một số vấn đề phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc.
Tại địa phương, Cục THADSđã thường xuyên hướng dẫn, quan tâm chỉ đạo khắc phục các sai sót, vi phạm về chuyên môn nghiệp vụ; định kỳ tổ chức giao ban với các Chi cục THADS trực thuộc để nắm bắt tình hình và kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc công tác THADS trên địa bàn; tổ chức họp liên ngành với các sở, ban, ngành hoặc kịp thời báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo THADS đối với các vụ việc khó khăn, phức tạp. Hội đồng Chấp hành viên ở các địa phương tiếp tục được củng cố, kiện toàn, phát huy hiệu quả trong việc tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan THADS tập trung giải quyết các vụ việc, nhất là các vụ việc có giá trị thi hành lớn, có nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án.
Hoạt động giám sát, kiểm sát của các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, VKSND các cấp tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tổ chức giám sát Ban cán sự Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp giai đoạn 2016 - 2017, trong đó có công tác THADS.
Qua thống kê, các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện 229 cuộc giám sát đối với công tác THADS. Hàng năm, theo yêu cầu của HĐND và UBND cùng cấp, các cơ quan THADS báo cáo công tác THADS trước HĐND và UBND theo quy định. Qua giám sát, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 180 kết luận giám sát. VKSND các cấp đã thực hiện 1.061 cuộc kiểm sát đối với công tác THADS và ban hành 128 kháng nghị và 1.116 kiến nghị.
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, năm 2018 Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các Cục, Chi cục THADS ban hành Kế hoạch tự kiểm tra, kiểm tra hàng năm theo hướng mỗi năm 100% Cục, Chi cục thực hiện việc tự kiểm tra; Cục THADS kiểm tra toàn diện tối thiểu 2/3 số đơn vị trên địa bàn.
Trên cơ sở Kế hoạch kiểm tra, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã thành lập03 Đoàn kiểm tra liên ngành tại 03 địa phương, 03 Đoàn kiểm tra toàn diện tại 03 địa phương, 14 Đoàn kiểm tra chuyên đề tại 18 địa phương, 03 Đoàn công tác đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS tại 08 địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS cũng đã tiến hành kiểm tra xét duyệt quyết toán ngân sách năm 2017 đối với các địa phương.
Tại địa phương, 63/63 Cục THADS cũng đã ban hành và nghiêm túc tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra năm 2018 theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp. Nhiều địa phương đã khẩn trương hoàn thành việc kiểm tra theo Kế hoạch như: Hưng Yên, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Giang, Bến Tre, Long An, Nghệ An... Kết thúc kiểm tra, các địa phương đã ban hành kết luận, kiến nghị Thủ trưởng các đơn vị chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả khắc phục, đồng thời, tiến hành phúc tra thực hiện kết luận kiểm tra của các đơn vị.
Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thực hiện Luật Tiếp công dân năm 2013, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS và Thủ trưởng các cơ quan THADS đã thực hiện nghiêm túc tiếp công dân định kỳ, bố trí địa điểm tiếp dân, công chức có phẩm chất, kỹ năng dân vận và tinh thần phục vụ làm công tác này. Bộ Tư pháp cũng thường xuyên chấn chỉnh, kiểm tra công tác tiếp công dân, đồng thời yêu cầu các cơ quan THADS địa phương tăng cường đối thoại, giải quyết dứt điểm kiến nghị từ cơ sở. Năm 2018, Bộ Tư pháp đã tiếp 691 lượt công dân, giảm97 lượt so với năm 2017.
Toàn Hệ thốngđã tiếp nhận3.171 việc thuộc thẩm quyền. Kết quả: Giải quyết xong 3.080 việc/3.171 việc (2.757 việc khiếu nại và 323 việc tố cáo), đạt tỷ lệ 97,13%, tăng 1,22% so với năm 2017 (95,91%); số việc đang tiếp tục giải quyết là 91 việc (69 việc khiếu nại và 22 việc tố cáo). Nhiều địa phương không để tồn đọng lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo như: Bắc Giang, Cà Mau, Đắk Nông, Hải Dương, Kiên Giang, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Trị…Từ năm 2018, Hệ thống THADS đã thực hiện nghiêm túc việc đăng tải Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 trên Cổng, Trang thông tin điện tử của đơn vị.Lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng đã trực tiếp làm việc với Lãnh đạo UBND một số tỉnh, thành để tìm hướng giải quyết dứt điểm một số vụ việc đã tồn đọng, kéo dài, như vụ Bà Vũ Thị Bầu (Bắc Giang).
Trên cơ sở Quy định về tiêu chí xác định khiếu nại, tố cáo về THADS phức tạp, kéo dài và trách nhiệm tổ chức thực hiện, năm 2018 Hệ thốngTHADS có 105 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài. Kết quả: đã tập trung chỉ đạo giải quyết và đưa ra ngoài danh sách 73 vụ việc, hiện còn 32 vụ việc loại này. Một số địa phương đã tích cực giải quyết, đưa các vụ việc ra khỏi danh sách như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Nghệ An, Cần Thơ, Đắk Lắk, Tây Ninh, Hải Phòng…
Công tác bồi thường nhà nước và bảo đảm tài chính
Triển khai Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt những điểm mới của Luật này, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định pháp luật về bồi thường nhà nước, chấn chỉnh rút kinh nghiệm, thực hiện đúng trình tự, thủ tục, hạn chế thấp nhất tình trạng để xảy ra sai sót, vi phạm dẫn đến phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Về bảo đảm tài chính, toàn quốc có 09 vụ việc, trong đó năm 2017 chuyển sang là 05 vụ việc, phát sinh mới 04 vụ việc. Kết quả: giải quyết xong 02 vụ việc (kỳ trước chuyển sang), trong đó, số tiền ngân sách Nhà nước phải cấp để bảo đảm tài chính là 340 triệu 587 nghìn 500 đồng. Hiện còn 07 vụ việc đang xem xét giải quyết.
Công tác tổ chức cán bộ
Hiện toàn quốc có 4.112Chấp hành viên; 729Thẩm tra viên và 1.791Thư ký thi hành án. Đã hoàn thành Kỳ thi nâng ngạch Chấp hành viên, Thẩm tra viên, thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp. Hiện đang tổ chức kỳ tuyển dụng công chức; thi nâng ngạch Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án và thi nâng ngạch cán sự, chuyên viên, kế toán viên.
Bộ Tư pháp đã quan tâm rà soát, bổ sung, phê duyệt quy hoạch chức danh lãnh đạo các cơ quan THADS địa phương. Đến nay, đã phê duyệt quy hoạch chức danh Cục trưởng CụcTHADS giai đoạn 2018 - 2021 đối với 55/63 địa phương, giai đoạn 2021 - 2026 đối với 07 địa phương; chức danh Phó Cục trưởng Cục THADS giai đoạn 2018 - 2021 đối với 62/63 địa phương, giai đoạn 2021 - 2026 đối với 01/63 địa phương; phê duyệt chức danh Chi cục trưởng giai đoạn 2018 - 2021 đối với 24 địa phương, giai đoạn 2021 - 2026 đối với 23 địa phương; còn lại đang thực hiện theo quy định.
Bộ Tư pháp đã thường xuyên rà soát, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương tập trung kiện toàn đội ngũ công chức lãnh đạo các cơ quan THADS. Để nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị về công tác cán bộ, trong đó tập trung tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/BCSĐ ngày 14/3/2014 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ các cơ quan THADS giai đoạn 2014 - 2016 kết hợp với sơ kết công tác luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, công tác biệt phái, trên cơ sở đó đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chung trong toàn Hệ thống.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục được Bộ Tư pháp quan tâm chú trọng với nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp hơn với từng đối tượng và thực tiễn công tác thi hành án thời gian qua. Năm 2018, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADSđã tổ chức 15 lớp bồi dưỡng cho các đối tượng.
Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc
Công tác quản lý tài chính ngân sách tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm đúng quy định và ngày càng đạt hiệu quả. Chế độ thu, chi, lập chứng từ, cập nhật sổ sách được thực hiện thường xuyên, chính xác, đáp ứng đầy đủ, kịp thời việc báo cáo quyết toán. Công tác kiểm tra về quản lý ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được chú trọng thực hiện, qua đó đã kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với những tồn tại trong lĩnh vực này.
Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2018, Bộ Tư pháp đã triển khai, đầu tư xây dựng mới 23trụ sở và 07 kho vật chứng cho các cơ quan THADS địa phương. Đến nay, toàn Hệ thống THADS đã triển khai, đầu tư xây dựng trụ sở đối với 757 đơn vị và đã triển khai, đầu tư xây dựng được 269 kho vật chứng.
Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
Các cơ quan THADS trên toàn quốc tiếp tục vận hành Cổng, Trang thông tin điện tử THADS, thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, hỗ trợ trực tuyến thi hành án, rà soát, công bố thủ tục hành chính, thực hiện chế độ báo cáo trực tuyến, tăng cường sử dụng chữ ký số và văn bản điện tử, thường xuyên cập nhật đăng tải thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành lên Trang Thông tin điện tử.
Thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTgngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, Tổng cục THADS và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận hợp tác triển khai việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong THADS qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Một số địa phương đã chủ động ký thỏa thuận hợp tác với Bưu điện tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Tiếp tục hiện đại hóa hoạt động quản lý công tác THADS, Bộ Tư pháp đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS năm 2018; từ 01/8/2018 đã thống nhất triển khai, vận hành phần mềm Quản lý THADS trên toàn quốc, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, rút ngắn thời gian báo cáo thống kê, kịp thời cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho các tổ chức, cá nhân.
Công tác phối hợp trong THADS
Công tác phối hợp liên ngành tiếp tục được đặc biệt quan tâm chú trọng ở cả trung ương cũng như địa phương. Các Quy chế phối hợp liên ngành với các bộ, ngành liên quan như Tòa án, Kiểm sát, Nội chính, Công an, Ngân hàng, Bảo hiểm xã hội tiếp tục phát huy hiệu quả trong thực tiễn, qua đó đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả THADS như phối hợp với VKSNDTC hướng dẫn áp dụng quy định về ủy thác trong vụ Giang Kim Đạt, vụ Phạm Công Danh; phối hợp với các bộ, ngành thành lập các Tổ công tác liên ngành chỉ đạo, giải quyết các vụ việc lớn như vụ Nguyễn Đức Kiên, Vụ Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Công ty tài chính II. Năm 2018, Bộ Tư pháp đã tổ chức các buổi làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp. Hiện nay, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung rà soát để ký kết Quy chế phối hợp giữa hai Bộ nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Công tác phối hợp giữa Bộ Tư pháp với cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục được tăng cường. Bộ Tư pháp đã có nhiều Đoàn làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương, qua đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động THADS, nhất là trong công tác tổ chức cán bộ và hoạt động chỉ đạo giải quyết các vụ án lớn, phức tạp, kéo dài. Cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm, ban hành nhiều Chỉ thị lãnh đạo công tác THADS trên địa bàn.
Tại địa phương, công tác phối hợp trong hoạt động THADS tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương theo quy định tại Điều 173, 174, 175 Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Ban chỉ đạo THADS các cấp thường xuyên được rà soát, kiện toàn, hoạt động có hiệu quả,nhất là trong chỉ đạo công tác phối hợp thi hành án, tổ chức cưỡng chế, chỉ đạo giải quyết những vụ án lớn, những vụ việc khó khăn, phức tạp. Nhiều địa phương, Ban chỉ đạo THADS đã tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động, định kỳ họp chỉ đạo giải quyết các vụ việc THADS hiệu quả như: Các Ban Chỉ đạo THADS tỉnh Hưng Yên đã cho ý kiến đối với 58/58 việc, số việc đã giải quyết xong là 09 việc; các Ban Chỉ đạo THADS tỉnh An Giang đã cho ý kiến đối với 60/60 việc, số việc đã giải quyết xong là 44 việc; các Ban Chỉ đạo THADS tỉnh Hậu Giang đã cho ý kiến đối với 30/30 việc, số việc đã giải quyết xong là 19 việc.
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật, truyền thông báo chí, hợp tác quốc tế, thi đua khen thưởng
Năm 2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án năm 2018, trong đó nội dung trọng tâm là phổ biến những quy định pháp luật về THADS, THAHC với 09 nhóm nhiệm vụ cụ thể nhằm giúp người dân và đương sự nhận thức quyền lợi, nghĩa vụ, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung và ý thức chấp hành các bản án nói riêng. Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã ban hành Kế hoạch đẩy mạnh công tác truyền thông báo chí trong lĩnh vực THADS, hành chính; phối hợp với Cục Báo chí, Bộ Thông tin truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến 63 tỉnh, thành phố quán triệt những nội dung mới của Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước và hướng dẫn những kỹ năng xử lý thông tin báo chí; tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo chí tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền kết quả công tác THADS nổi bật qua các tháng và kịp thời thông tin một số vụ việc dư luận quan tâm như vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ Phạm Công Danh, vụ Hà Văn Thắm, vụ Vinashin, Vinalines, việc tổ chức thi hành án đối với ông Đinh La Thăng sau khi Bản án có hiệu lực...
Trong công tác hợp tác quốc tế tiếp tục được quan tâm, chú trọng với việc ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm Kế hoạch hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THADS. Năm 2018, Tổng cục đã tổ chức các đoàn công tác tham gia Hội nghị quốc tế tại Thái Lan, Nga; làm việc và nghiên cứu về công tác THADS tại một số nước; phối hợp với các dự án quốc tế tổ chức các hoạt động hội thảo, khảo sát về công tác THADS tại Việt Nam nhằm trao đổi, tranh thủ kinh nghiệm trong hoạt động THADS, đồng thời tiếp tục phục vụ yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về THADS, hành chính.
Công tác thi đua khen thưởng tiếp tục được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, bước đầu bảo đảm được tính kịp thời. Thực hiện Kế hoạch công tác về thi đua khen thưởng năm 2018, các Cục, Chi cục THADS đã tổ chức phát động phong trào thi đua, tổ chức ký cam kết giao ước thi đua, đăng ký thi đua. Bên cạnh đó, toàn Hệ thống đã ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch tổ chức Kỷ niệm 72 năm Ngày Truyền thống THADS, qua đó góp phần động viên, khuyến khích các cá nhân, tập thể trong Hệ thống phát huy truyền thống, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và công tác phòng, chống tham nhũng
Trên cơ sở Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Quy chế mẫu thực hiện dân chủ trong hoạt động của Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, năm 2018, Tổng cục đã ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm Kế hoạch thực hiện dân chủ trong hoạt động của Hệ thống THADS năm 2018. Các cơ quan THADS trong toàn Hệ thống đã chủ động công khai thông tin đến công chức, người lao động trong đơn vị những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi theo quy định như: sử dụng công quỹ, tài sản công, việc thu chi tài chính; công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng; thi đua, khen thưởng, qua đó đã phát huy quyền làm chủ và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu tại cơ quan, đơn vị.
Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được quan tâm triển khai, thực hiện. Bộ Tư pháp đã thường xuyên chỉ đạo Tổng cục và các cơ quan THADS kịp thời quán triệt các văn bản, quy định về phòng, chống tham nhũng đến cán bộ, công chức, nhất là Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 11/02/2014 về việc tăng cường phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong THADS và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành Tư pháp; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nghiêm túc việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập; tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ có hành vi tiêu cực, tham nhũng. Một số địa phương đã thực hiện các giải pháp phòng ngừa nhưchuyển đổi vị trí công tác; xây dựng quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; công bố đường dây nóng để tiếp nhận thông tin nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi sai phạm, tham nhũng (Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu).
Như vậy, nhìn chung, năm 2018, Bộ Tư pháp đã tập trung, quyết liệt chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 với nhiều kết quả tích cực. Tuy số việc và tiền thụ lý mới tiếp tục tăng so với năm 2017 (tăng 5,06% về việc và 13,32% về tiền) và cao nhất từ trước đến nay về tiền (gần 200.000 tỷ đồng) song các cơ quan THADS đã thi hành xong gần 600 nghìn việc tương ứng với số tiền trên 34.000 tỷ đồng. Công tác xác minh, phân loại án được chú trọng, bảo đảm chính xác, đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác theo dõi thi hành án hành chính tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Việc thi hành các vụ việc liên quan đến thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ án trọng điểm, các vụ việc liên quan đến các khoản nợ của tổ chức tín dụng được tập trung chỉ đạo giải quyết. Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2014 tiếp tục được hoàn thiện. Tổ chức bộ máy các cơ quan THADS tiếp tục được củng cố, kiện toàn; kỷ cương, kỷ luật hành chính được tăng cường. Có thể nói, công tác THADS tiếp tục có những tiến bộ, qua đó, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương.
Nhiều trăn trở cho năm công tác THADS năm 2019
- Một số địa phương kết quả thi hành án đạt thấp, đặc biệt là về giá trị như: Phú Yên (5,90%), Hà Nội (19,34%), Quảng Ngãi (27,20%). Đặc biệt, tại một số địa phương, kết quả THADS của một số Chi cục đạt thấp, làm ảnh hướng lớn đến kết quả chung của Cục và toàn Hệ thống như: TP. Hà Nội 21/29 Chi cục, tỉnh Quảng Ngãi 03/14 Chi cục, TP. Hải Phòng 03/15 Chi cục, tỉnh Phú Yên 02/9 Chi cục, tỉnh Bình Dương 02/10 Chi cục, tỉnh Bình Phước 02/11 Chi cục.
- Còn một số sai sót, vi phạm của Chấp hành viên, công chức thi hành án trong thực hiện trình tự, thủ tục thi hành án, đặc biệt trong các khâu như: xác minh điều kiện thi hành án; ban hành quyết định về thi hành án; xử lý tài sản, vật chứng; thu, quản lý và xử lý tiền, tài sản thi hành án; hoãn, cưỡng chế thi hành án; ủy thác và nhận ủy thác thi hành án; kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản… Số công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật tuy giảm đáng kể so với năm 2017 nhưng vẫn còn nhiều, trong đó vi phạm về chuyên môn nghiệp vụ là 17 trường hợp.
- Công tác quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ kế cận ở một số cơ quan THADS địa phương còn thiếu tính lâu dàinhư: Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hậu Giang, Đồng Nai, Nam Định, Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế…; vẫn còn tình trạng thiếu cán bộ lãnh đạo Chi cục so với quy định.
- Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương của một số tập thể, cá nhân chưa nghiêm, còn phát sinh đơn thư tố cáo, phản ánh, kiến nghị đối với công chức thi hành án. Một số địa phương thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiệu quả còn chưa cao như: Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Thanh Hóa; đặc biệt, công tác giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài tại một số địa phương còn chưa có nhiều chuyển biến tích cực như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Định.
- Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành và chuyên môn còn chậm, chưa có đột phá. Việc triển khai cơ chế một cửa và hỗ trợ trực tuyến qua một năm thực hiện nhưng còn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của người dân và doanh nghiệp.
- Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo một số đơn vị còn chậm được đổi mới, chưa thực sự quyết liệt; Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một số lãnh đạo có lúc, có việc chưa sâu sát, thiếu kiểm tra, giám sát, việc nắm bắt tình hình cơ sở còn thụ động dẫn đến một số công chức vi phạm bị khởi tố. Kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành một số chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục, chấp hành chế độ thống kê của một số địa phương còn chưa nghiêm. Một số cơ quan chưa bảo đảm sự chính xác trong công tác phân loại án và ủy thác thác thi hành án.
- Điều kiện thi hành án trong các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn còn gặp nhiều khó khăn do việc truy tìm, kê biên, phong tỏa tài sản để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn tố tụng còn hạn chế; đa phần tài sản đã bị che giấu, hợp lý hóa hoặc cố tình tẩu tán nên giá trị tài sản bảo đảm rất nhỏ hoặc thậm chí không có tài sản để thi hành án; tài sản bảo đảm thi hành án nằm rải rác ở nhiều địa phương, trong khi chưa có cơ chế xử lý đồng bộ; tình trạng pháp lý của tài sản chưa rõ ràng, tài sản chưa có đủ giấy tờ thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án; tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác mà chưa xác định rõ phần tài sản của từng người, tài sản có biến động về hiện trạng, diện tích; tài sản là dự án chưa thực hiện xong việc đền bù, giải tỏa... Mặt khác, cơ chế quản lý, kiểm soát tài sản thu nhập cá nhân còn chưa hoàn thiện, việc sử dụng tiền mặt còn khá phổ biến khiến cho việc xác minh, nắm bắt thông tin về tài sản, thu nhập của người phải thi hành án gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp.
- Hoạt động tín dụng, cho vay tại một số ngân hàng còn thiếu chặt chẽ như thẩm định giá tài sản thế chấp trước khi cho vay cao hơn nhiều lần so với giá thẩm định khi kê biên đấu giá; không chặt chẽ trong việc kiểm tra thực địa, xác định ranh giới và tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp, dẫn đến khi phát mãi tài sản phát sinh nhiều khiếu nại, tranh chấp hoặc đấu giá nhiều lần nhưng không có người mua. Một số ngân hàng có tâm lý bảo vệ khách hàng, thiếu hợp tác trong cung cấp tài khoản, tài sản thế chấp của người phải thi hành án.
- Qua rà soát, bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 còn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc cơ bản sau:
Thứ nhất, về nghĩa vụ nộp thuế khi bán đấu giá tài sản
Khoản 2 Điều 15 Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định việc nộp thuế của bên bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Cụ thể, khi chuyển nhượng bất động sản thì người có tài sản chuyển nhượng (kể cả người phải thi hành án) thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013. Tuy nhiên, tại Điều 12 Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định số tiền thu từ tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho tổ chức tín dụng trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Các trường hợp xử lý nợ xấu thì số tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ để thanh toán cho tổ chức tín dụng nên không còn để thanh toán nghĩa vụ thuế. Do chưa có hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan thuế đều yêu cầu phải hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế thì mới tiến hành được thủ tục sang tên cho người mua trúng đấu giá, dẫn đến khiếu nại, tố cáo, khởi kiện yêu cầu cơ quan THADS phải nộp khoản thuế chuyển nhượng tài sản.
Thứ hai, về nghĩa vụ nộp án phí theo bản án, quyết định của Tòa án
Khoản 3 Điều 47 Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định khoản án phí được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán cho các khoản nghĩa vụ có bảo đảm. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì khoản án phí để thu cho ngân sách nhà nước cũng không được ưu tiên thanh toán nên dẫn đến tồn đọng việc thi hành án. Hầu hết người phải THADS không còn tài sản, điều này sẽ dẫn đến tình trạng án loại này không được thi hành.
Thứ ba, tiền hỗ trợ thuê nhà trong trường hợp xử lý tài sản là nhà ở duy nhất
Khoản 5 Điều 115 Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ mà người phải thi hành án không còn tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì cơ quan THADS trích lại một khoản tiền để người đó thuê nhà (giá thuê trung bình tại địa phương) trong thời hạn 01 năm.Đây là chính sách nhân đạo nhằm đảm bảo nơi cư trú tối thiểu cho người phải thi hành án khi bị cưỡng chế giao nhà nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Tuy nhiên, Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định ưu tiên thanh toán cho tổ chức tín dụng trước khi thực hiện các nghĩa vụ khác nên nhiều tổ chức tín dụng không hỗ trợ khoản kinh phí này gây khó khăn cho công tác cưỡng chế giao tài sản.
Trường hợp người phải thi hành án và gia đình không được hỗ trợ chỗ sinh sống tạm thời thìkhông nhận được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương cũng như xã hội dẫn đến cơ quan THADS không thể cưỡng chế giao tài sản cho người mua trúng đấu giá và đồng nghĩa với việc không thể thanh toán tiền cho các tổ chức tín dụng. Nhiều trường hợp Ban Chỉ đạo THADS không chỉ đạo cưỡng chế các vụ việc loại này vì e ngại vấn đề ổn định an ninh chính trị tại địa phương.
- Còn tâm lý “e ngại” của người mua tài sản kê biên, phải cưỡng chế giao tài sản sau khi trúng đấu giá. Một số tổ chức thẩm định giá, định giá tài sản kê biên cao, không sát với thực tế tình hình kinh tế xã hội tại địa phương dẫn đến tài sản kê biên phải đấu giá nhiều lần, kéo dài thời gian thi hành án. Năm 2018, toàn Hệ thống có2.961việc tương ứng với số tiền là 7.460 tỷ 280 triệu 976 nghìn đồng đã kê biên, định giá nhưng chưa xử lý được, chiếm 0,41% số việc và 8,3% số tiền có điều kiện đang thi hành của toàn quốc, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 1.952 việc, tương ứng với số tiền là 2.775 tỷ 391 triệu 803 nghìn đồng. Một số địa phương có số vụ việc bán đấu giá 03 lần trở lên chiếm tỷ lệ lớn như: Hà Nội (248 việc); Sóc Trăng (196 việc); Cần Thơ (137 việc); An Giang (121 việc)...Ngoài ra, người được thi hành án, đặc biệt là các tổ chức tín dụng không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án trong trường hợp không có người tham gia đấu giá hoặc bán đấu giá không thành.
- Nhiều vụ việc bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá nên chưa thể xử lý dứt điểm được vụ việc. Năm 2018, toàn quốc còn 667 vụ việc đấu giá thành tương ứng với số tiền trên 1.424 tỷ đồng nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá. Một số địa phương còn nhiều vụ việc loại này như: Hà Nội (165 việc tương ứng với trên 310 tỷ đồng), TP. Hồ Chí Minh (55 việc tương ứng với trên 529 tỷ đồng), An Giang (33 việc tương ứng với trên 24 tỷ đồng), Cần Thơ (24 việc tương ứng với trên 24 tỷ đồng).
- Một số vụ việc chưa thể thi hành do đang trong quá trình tổ chức thi hành án nhưng được Tòa án các cấp xem xét, xét xử nhiều lần hoặc một số vụ việc đại án phải xét xử nhiều giai đoạn đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi hành án.
- Một số trường hợp đương sự chống đối quyết liệt, đặc biệt trong quá trình cưỡng chế kê biên tài sản. Năm 2018, các cơ quan THADS đã ra Quyết định cưỡng chế thi hành án đối với 9.857 việc, trong đó tổng số việc cưỡng chế có huy động lực lượng là 4.453 việc. Nhiều trường hợp đương sự khiếu nại nhiều lần, khiếu nại vượt cấp, gửi đơn đến nhiều cơ quan, ban ngành với nội dung không chính xác để kéo dài tiến độ giải quyết án, gây dư luận không tốt trong xã hội.
- Công tác phối hợp với một số cơ quan, đơn vị có liên quan hiệu quả còn chưa cao như: phối hợp với Tòa án nhân dân trong giải thích án tuyên không rõ, có sai sót; phối hợp với Tòa án, chính quyền địa phương, Công an trong bảo vệ cưỡng chế, xử lý hình sự hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án; với Sở Tài nguyên - Môi trường trong việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt là vi phạm trong thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nhằm trốn tránh thi hành án, phối hợp cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện cưỡng chế thi hành án và xử lý các vướng mắc liên quan; phối hợp với Viện kiểm sát trong việc kiểm sát và xử lý nghiêm các hành vi cản trở, trốn tránh việc thi hành án, việc áp dụng các quy định pháp luật liên quan.
- Cơ chế thi hành án hành chính theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP là cơ chế tự thi hành, do đó, đối với những trường hợp bản án, quyết định bị chậm hoặc không được tổ chức thi hành vẫn chưa có những cơ chế cụ thể, đủ mạnh để thực hiện những biện pháp cưỡng chế thi hành án hành chính đối với người phải thi hành án.
- Trụ sở làm việc, kho vật chứng còn chưa bảo đảm. Đến hết năm 2018, còn 20 đơn vị chưa có trụ sở làm việc đang phải đi thuê, mượn trụ sở và 504 đơn vị chưa có kho vật chứng.
- Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của một bộ phận công chức, Chấp hành viên, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý còn chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ; chưa thực sự quyết liệt, thiếu sâu sát, kiểm tra, giám sát; chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra còn hạn chế.
- Một số cơ quan THADS chưa chủ động, tích cực đề xuất tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương và Ban Chỉ đạo THADS trong chỉ đạo, lãnh đạo công tác THADS, nhất là trong chỉ đạo giải quyết các vụ án lớn, phức tạp, kéo dài.
- Số việc và tiền thụ lý ngày càng nhiều và tiếp tục tăng cao so với năm trước (năm 2018 tăng 44.619việc (5,06%), tương ứng với23.041 tỷ 536 triệu 021 nghìn đồng(13,32%) so với năm 2017). Bên cạnh đó, còn hơn 202 nghìn việc với gần 86.000 tỷ đồng chưa có điều kiện thi hành chuyển kỳ sau nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi, đôn đốc, xác minh theo định kỳ.
- Nhiều vụ án kinh tế - tham nhũng lớn, tính chất phức tạp, hạng mục tài sản phải kê biên lớn, nhiều chủng loại hoặc mới được thụ lý đang trong giai đoạn đầu của quá trình tổ chức thi hành án. Nhiều vụ án tín dụng, ngân hàng có giá trị phải thi hành án lớn nhưng tài sản thế chấp, cầm cố khi phát mãi để thi hành án còn phải trả rất thấp dẫn đến án chưa có điều kiện thi hành ngày càng tăng cao.
- Khối lượng việc và tiền phải thi hành án ngày càng tăng (năm 2018 tăng 5,06% về việc và 13,32% về tiền), trong khi đó, Bộ Tư pháp phải thực hiện chủ trương cắt giảm biên chế nên tạo áp lực rấtlớn cho hoạt động THADS.Bên cạnh đó, chưa có cơ chế bảo vệ Chấp hành viên trong khi tính rủi ro nghề nghiệp ngày càng cao, một số trường hợp đương sự chống đối quyết liệt, trực tiếp hoặc lợi dụng khiếu nại, tố cáo để xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của Chấp hành viên.
Văn phòng Tổng cục THADS