Các đơn vị hữu quan phối hợp cưỡng chế thi hành án dân sự tại địa bàn thuộc thành phố Hải Phòng.
Vị trí, vai trò quan trọng
Trong suốt chặng đường 77 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, ban, ngành các cấp; sự nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách của từng công chức, người lao động,
hệ thống thi hành án dân sự nước ta ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội.
Theo số liệu báo cáo, tỷ lệ thi hành án xong trên tổng số án có điều kiện thi hành năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành và vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội.
Giải phóng một nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước (năm 2022 giải quyết 75 nghìn tỷ đồng; 9 tháng đầu năm 2023 giải quyết trên 70 nghìn tỷ đồng). Thu hồi nhiều nghìn tỷ đồng bị thất thoát qua các vụ án tham nhũng, kinh tế; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Hệ thống thi hành án dân sự từng bước sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cho phù hợp yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ gắn với những yêu cầu về cải cách tư pháp, cải cách pháp luật, cải cách hành chính Nhà nước… Cùng với đó, đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, củng cố, kiện toàn.
Đến nay toàn Hệ thống thi hành án dân sự có hơn 8.000 công chức, trong đó lực lượng Chấp hành viên, lực lượng chủ lực, người được Nhà nước giao tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án, không ngừng kiện toàn với con số gần 4.000 người.
Chất lượng, trình độ, đội ngũ công chức thi hành án dân sự cơ bản được đào tạo bài bản, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm, cơ cấu ngạch. Trong đó có nhiều người được đào tạo ở trình độ cao như Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Đội ngũ Chấp hành viên được đào tạo của chương trình đào tạo nghề của Học viện Tư pháp. Nhờ đó, đã và đang góp phần tạo chuyển biến cơ bản trong hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, đảm bảo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được tổ chức thi hành trên thực tế; bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các bên được xác định trong bản án, quyết định về dân sự.
Cán bộ Thi hành án dân sự phối hợp các đơn vị chức năng liên quan thực thi nhiệm vụ cưỡng chế tại địa phương.
Bên cạnh những thuận lợi và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đội ngũ công chức thi hành án dân sự đang gặp những khó khăn, thách thức. Khối lượng công việc ngày càng tăng, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp.
Theo thống kê, trung bình một Chấp hành viên phải thi hành trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2022 là 227 việc, tương ứng với số tiền là gần 60 tỷ đồng.
Trong khi đó, biên chế làm công tác thi hành án dân sự liên tục cắt giảm theo chủ trương tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Hoạt động thi hành án dân sự liên quan quyền cơ bản của con người, đến việc thực thi phán quyết của Tòa án, nhân danh Nhà nước, sai rất khó khắc phục (nguy cơ bồi thường và bị xem xét trách nhiệm cao cả hành chính, hình sự), chưa kể sự chống đối, phản ứng quyết liệt của đương sự (đe dọa tính mạng, sức khỏe, tinh thần đối với bản thân và người thân), trong khi cơ chế bảo vệ chưa rõ ràng càng làm cho tâm lý e ngại của đội ngũ công chức thi hành án dân sự khi lựa chọn cống hiến lâu dài.
Bên cạnh những công chức, tận tâm tận lực, yêu ngành, yêu nghề thì vẫn còn một bộ phận công chức thi hành án dân sự thiếu rèn luyện tu dưỡng, bị mua chuộc bởi đồng tiền dẫn đến vi phạm phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, sai phạm, làm ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và uy tín của ngành.
Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức
Cùng với việc triển khai thực hiện có hiệu quả việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng định hướng của Đảng, việc xây dựng đội ngũ công chức thi hành án dân sự cần được đặc biệt quan tâm.
Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án dân sự dựa trên những chuẩn mực đạo đức: Thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý; Khách quan, đúng mực, dân vận khéo; Yêu nghề, bản lĩnh, chuyên nghiệp; Chia sẻ, tôn trọng, đoàn kết; Tích cực, chủ động, chặt chẽ, trách nhiệm; Gương mẫu, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính. Đây là những chuẩn mực đạo đức của người Chấp hành viên.
Tổng Cục trưởng Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) Nguyễn Quang Thái. (Ảnh: Duy Linh)
Hai là, chú trọng khâu tuyển chọn và sử dụng cán bộ: Dân gian đã chỉ ra rằng “có bột mới gột nên hồ”. Đối với đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự cũng vậy, khâu tuyển chọn đầu vào tốt sẽ có nhiều “bột”, tạo tiền đề để “gột nên hồ” chính là xây dựng đội ngũ cán bộ tốt (từ công chức chuyên môn nghiệp vụ đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo).
TS Nguyễn Quang Thái, Tổng Cục trưởng Thi hành án dân sự cho biết, việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, xây dựng để nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, trình độ, năng lực chuyên môn và khả năng hoạt động thực tiễn cho công chức thi hành án dân sự là công việc hết sức quan trọng.
Hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự đã chứng kiến những khó khăn rất lớn ở thời điểm ban đầu, nhưng nhờ sự quan tâm, tuyển chọn tốt (từ thi tuyển công chức đầu vào, đến việc tuyển chọn Chấp hành viên) đã từng bước xây dựng đội ngũ công chức thi hành án dân sự có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, am hiểu pháp luật, tinh thông nghề nghiệp.
Cùng với đó, chú trọng lựa chọn
người đứng đầu. Vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, cơ chế hiệu quả để đánh giá đúng cán bộ, tạo động lực, bảo vệ cán bộ và thu hút, trọng dụng nhân tài; đồng thời, có chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương, bố trí công việc hợp lý để sử dụng cán bộ đúng vị trí, năng lực của mình và giữ chân được những cán bộ tâm huyết với ngành, với nghề.
Những nội dung quan trọng khác là chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thi hành án dân sự là một nghề tư pháp, đặc thù, khó khăn, phức tạp. Nếu không hiểu nghề, không đào tạo nghề và thường xuyên bồi dưỡng thì khó có cán bộ tốt. Cùng với xây cần tăng cường sàng lọc theo hướng siết chặt quản lý cán bộ, sàng lọc, thay thế kịp thời những cán bộ năng lực hạn chế, yếu kém, không đủ sức khỏe; phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí; thiếu gương mẫu, uy tín thấp; cố ý làm trái, trục lợi.
Quy định rõ thẩm quyền đi đôi với ràng buộc trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, giám sát, xây dựng các cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực, nhất là đối với chức danh tư pháp trong cơ quan thi hành án dân sự.
Nếu tiếp tục thực hiện cắt giảm 5% so biên chế được giao năm 2022 trong giai đoạn từ năm 2022-2026 thì toàn hệ thống sẽ càng khó khăn, nhất là khi khối lượng công việc gia tăng.
Chỉ trong 8 tháng/2023, số thụ lý mới của toàn Hệ thống tăng 21,78% về việc và 35,76% về tiền; số lượng tài sản phải xử lý nhiều, nằm ở nhiều nơi, nhiều địa phương khác nhau, số lượng đương sự liên quan lên đến hàng nghìn người.
Việc tăng cường nhân rộng những chiến sĩ thi đua, điển hình tiên tiến, những cách làm hay cũng cần được chú trọng, để Hệ thống thi hành án dân sự ngày càng phát triển, hoàn thiện, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Nếu tiếp tục thực hiện cắt giảm 5% so biên chế được giao năm 2022 trong giai đoạn từ năm 2022-2026 thì toàn hệ thống sẽ càng khó khăn, nhất là khi khối lượng công việc gia tăng.
Chỉ trong 8 tháng/2023, số thụ lý mới của toàn Hệ thống tăng 21,78% về việc và 35,76% về tiền, số lượng tài sản phải xử lý nhiều, nằm ở nhiều nơi, nhiều địa phương khác nhau, số lượng đương sự liên quan lên đến hàng nghìn người; tình trạng pháp lý sở hữu của tài sản trong nhiều trường hợp chưa rõ ràng. |