Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch truyền thông, phổ biến về việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại

Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Hà Hùng Cường tại buổi làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp 13 địa phương thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thi hành án dân sự đã phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị liên quan xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch truyền thông, phổ biến về việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, đồng thời đưa nội dung tuyên truyền về Thừa phát lại vào kế hoạch của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo Kế hoạch, Bộ Tư pháp đã, đang và sẽ thực hiện một số hoạt động truyền thông, cụ thể:

Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại họp phiên thứ 2

Nhằm tăng cường sự phối hợp của các Bộ, Ngành trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, Bộ Tư pháp đã có văn bản báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương và có Quyết định số 1532/QĐ-BTP ngày 24/6/2013 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.

Ông Nguyễn Thanh Thủy - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp: “Tòa án ra quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành”

Sửa đổi Luật Thi hành án dân sự lần này đặt ra nhiều vấn đề hết sức quan trọng như Tòa án sẽ có vai trò như thế nào trong công tác thi hành án dân sự, các thủ tục hành chính sẽ được giảm bớt ra sao để thuận lợi cho dân, bản thân chấp hành viên sẽ được mở rộng quyền năng thế nào khi thi hành công vụ…Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp - Nguyễn Thanh Thủy.

Công đoàn Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức Hội nghị triển khai công tác công đoàn năm 2014

Ngày 17/3/2014, Công đoàn Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2014. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch Công đoàn, các đồng chí trong Ban chấp hành công đoàn Tổng cục, Tổ trưởng và thành viên Tổ Công đoàn các đơn vị thuộc Tổng cục.

Thống nhất hướng dẫn việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại bằng một văn bản có tính pháp lý cao - nhu cầu tất yếu

Để triển khai Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT- BTP- NHNNVN giữa Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17/01/2014 hướng dẫn việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dụng, hiện nay đang có 03 Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thực hiện thí điểm, cụ thể:

Thừa phát lại có thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án tại các tổ chức tín dụng

Triển khai Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2013 của Quốc hội, Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính thống nhất lựa chọn 12 địa phương mở rộng thí điểm Thừa phát lại (gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang và Vĩnh Long). Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định phê duyệt Đề án của 12 địa phương mở rộng việc thực hiện thí điểm.

Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đánh giá chỉ tiêu về việc và tiền 4 tháng năm 2014 đối với một số địa phương có lượng việc tiền phải thi hành lớn

Ngày 03/3/2014 Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị đánh giá chỉ tiêu về việc và tiền 4 tháng năm 2014 và bàn giải pháp nâng cao kết quả thi hành án dân sự trong thời gian tới đối với một số địa phương có lượng việc tiền phải thi hành lớn. Tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Đinh Trung Tụng – Thứ trưởng Bộ Tư pháp; lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; Cục trưởng, Trường phòng Nghiệp vụ của 13 tỉnh, thành phố có số lượng việc, tiền lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Long An, Nghệ An, Tây Ninh, Tiền Giang, Thanh Hóa.

Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự

Chiều ngày 17/02/2014, Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự do đồng chí Lê Thành Long - Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì.

Lễ Bàn giao công việc Lãnh đạo Tổng cục phụ trách Trung tâm Dữ liệu, Thông tin và Thống kê Thi hành án dân sự

Sáng ngày 12/02, Tổng cục Thi hành án dân sự đã tổ chức Lễ Bàn giao công việc giữa Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thanh Thủy và Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sơn về công tác phụ trách Trung tâm Dữ liệu, Thông tin và Thống kê Thi hành án dân sự.