Hướng tới ngày truyền thống thi hành án dân sự Việt Nam (19/7/1946- 19/7/2013)

Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất cơ chế linh hoạt cho việc luân chuyển cán bộ thi hành án
Thành phố Hồ Chí Minh là một địa phương thực hiện khá tốt công tác điều động, luân chuyển, biệt phái và chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức ngành Thi hành án dân sự. Vì thế với khối lượng án và tiền phải thi hành hằng năm rất lớn nhưng vẫn đạt những kết quả khả quan.

Hướng tới ngày truyền thống thi hành án dân sự Việt Nam (19/7/1946- 19/7/2013):Cấp trưởng Thi hành án không “tại vị” quá hai nhiệm kỳ.

Dự thảo Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đối với công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020 vừa được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến đóng góp bằng một chương trình hội thảo được tổ chức mới đây. Cuộc hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính chủ trì.

Cơ quan Thi hành án dân sự Quân khu 7 hai mươi năm xây dựng và trưởng thành.

Thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án, làm tốt công tác thi hành án là góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Khai mạc lớp Tập huấn hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự và một số nội dung về công tác văn phòng

Thực hiện Quyết định số 1176/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tổ chức lớp tập huấn về thực hiện Thông tư số 01/2013/TT-BTP ngày 03/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự và một số nội dung về công tác văn phòng, sáng ngày 05/6/2013, tại thành phố Thái Nguyên, Tổng cục Thi hành án dân sự phối hợp với trường Trung cấp luật Thái Nguyên và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Nguyên đã khai mạc lớp tập huấn ở khu vực miền Bắc.

Tọa đàm về mô hình cơ quan Thi hành án dân sự khu vực

Chiều ngày 03/6, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA (Nhật Bản) tổ chức tọa đàm mô hình cơ quan Thi hành án dân sự khu vực, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính, Q.Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành cùng ông Takeshi Nishioka, Cố vấn trưởng Dự án JICA đồng chủ trì tọa đàm. Tọa đàm có sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia cùng một số cơ quan Trung ương như Ban Nội chính Trung ương, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; Ban Tổ chức Tỉnh ủy một số địa phương, một số Cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Lễ ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền giữa Tổng cục Thi hành án dân sự và Báo Pháp luật Việt Nam

Ngày 31/5, phát biểu tại Lễ ký kết kế hoạch phối hợp hoạt động tuyên truyền về công tác thi hành án dân sự giữa Tổng cục Thi hành án dân sự với Báo Pháp luật Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính đánh giá “đây là sáng kiến tốt, thiết thực, đem lại lợi ích chung cho toàn ngành ”. Thứ trưởng cũng mong hai đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ tạo động lực thúc đẩy, góp phần cho ngành Tư pháp hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc miễn thi hành án

Chiều qua, cũng trong chương trình phiên họp thứ 18, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn thi hành án đối với một số khoản thu nộp ngân sách nhà nước không có điều kiện thi hành.

Tăng cường phối hợp, tuyên truyền pháp luật về thi hành án dân sự

Chiều ngày 7/5/2013, Tổng cục Thi hành án dân sự và Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa hai đơn vị để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về lĩnh vực thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.

Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp làm việc với các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Chiều ngày 7/5/2013, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI  là Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: An Giang, Bình Thuận, Đồng Nai, Hải Phòng, Kiên Giang, Lâm Đồng, Tây Ninh, Long An, Đăk Nông, Bình Phước và Khánh Hòa đến thăm và làm việc tại Bộ Tư pháp, trọng tâm là về công tác thi hành án dân sự.

Sửa đổi Nghị định số 61/2009/NĐ-CP: Thừa phát lại không được lập vi bằng về bí mật đời tư

Theo Nghị quyết số 36/2012/QH13, việc thí điểm chế định Thừa phát lại sẽ được tiếp tục đến hết ngày 31/12/2015 và mở rộng trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Để triển khai chủ trương này, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh đang được tính toán sửa đổi để các tỉnh, thành phố tới đây được thí điểm mô hình Thừa phát lại có cơ sở pháp lý áp dụng.