1. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra việc lập hồ sơ thi hành án từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc thi hành án; việc xác minh, phân loại và xử lý án; xác định cụ thể số việc đã thi hành, số việc có điều kiện nhưng chưa tổ chức thi hành, số việc chưa có điều kiện thi hành án; kiểm tra việc tiếp nhận, bảo quản và xử lý tang vật; lập hồ sơ lưu trữ …
- Kiểm tra việc mở các loại sổ sách theo dõi thi hành án, sổ sách về kế toán thi hành án; thực hiện việc thu, chi thi hành án; quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công; lập và cáo cáo quyết toán kinh phí; báo cáo và báo cáo thống kê về thi hành án dân sự;
- Kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự; việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm thi hành án.
2. Thời điểm và số liệu kiểm tra: từ ngày 01/10/2006 đến 30/9/2007;
3. Thời gian kiểm tra: từ ngày 25/02 đến ngày 05/3/2008 tại Thi hành án dân sự các huyện, thành phố trong tỉnh.
4. Mục đích của việc kiểm tra: Nhằm đánh giá đúng năng lực công tác của từng chấp hành viên, cán bộ nghiệp vụ, về thực trạng hoạt động của từng cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh trong việc áp dụng, thực hiện các qui định của pháp luật về thi hành án dân sự. Phát huy những mặt đã làm được, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm của chấp hành viên, cán bộ, công chức thi hành án. Qua đó, đánh giá thực tế về chất lượng, trình độ và năng lực chuyên môn của chấp hành viên, cán bộ thi hành án; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xem xét bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại chấp hành viên và các chức danh khác cho cơ quan Thi hành án dân sự. Mặt khác, thông qua việc kiểm tra phát hiện những vướng mắc, bất cập trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương, kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các qui định của pháp luật phù hợp với thực tiễn.
Võ Công Hoàng