Căn cứ nội dung, yêu cầu kiểm tra, Thủ trưởng các đơn vị phân công cụ thể cho các Chấp hành viên chuẩn bị đầy đủ toàn bộ hồ sơ, sổ sách các loại để thuận tiện cho công tác kiểm tra. Những vụ việc nào đoàn kiểm tra yêu cầu thì cán bộ, Chấp hành viên thụ lý phải trực tiếp làm việc, giải thích để tránh đưa vào kết luận thiếu chính xác hoặc mất thời gian phải rà soát lại.
Giữa người kiểm tra và đơn vị phục vụ kiểm tra cần đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ, tương trợ nhau để khắc phục ngay những thiếu sót có thể khắc phục được trong quá trình kiểm tra chéo. Công tác kiểm tra cần thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch đã nêu và nghiêm túc, nhưng phải đảm bảo tính xây dựng và đoàn kết, giúp nhau cùng rút ra những bài học kinh nghiệm tổ chức thi hành án nói chung. Người tham gia kiểm tra ngoài việc phát hiện những khuyết điểm, ưu điểm, nguyên nhân tồn tại của nơi kiểm tra, còn phải tự liên hệ với bản thân và đơn vị mình để tiếp tục hoàn thiện, nhằm cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Nội dung kiểm tra tập trung vào nhiều nội dung, như: việc áp dụng pháp luật về tuân thủ quy định, quy trình, thủ tục trong thi hành án; việc thu, chi tiền thi hành án; chế độ kế toán, bảo quản, lưu trữ hồ sơ; rà soát, phân loại án; việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án.
Lê Tuấn