5 điều kiện cần thiết cho việc cưỡng chế Thi hành án dân sự thành công
Trong công tác thi hành án dân sự, việc hòa giải, vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quá trình hòa giải, vận động, thuyết phục không thật sự mang lại kết quả thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trở thành sự lựa chọn cuối cùng để giải quyết việc thi hành án. Chính vì vậy, làm thế nào để việc cưỡng chế thi hành án dân sự thành công, đạt được kết quả tốt nhất, tạo nên những hiệu ứng xã hội tích cực nhất để người dân thật sự có niềm tin vào cơ quan Thi hành án dân sự nói riêng và pháp luật nước Việt Nam nói chung đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, bên cạnh các biện pháp tác nghiệp khác thì chấp hành viên cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để việc cưỡng chế thi hành án dân sự thành công, đạt hiệu quả cao nhất.
Sơn La: Đoàn Đại biểu quốc hội, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị tham gia góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự
Sáng ngày 22/9/2014 Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị góp ý vào “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự”. Tham dự Hội nghị có các Đại biểu của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, các đồng chí đại diện cho Hội Luật gia tỉnh, Sở Tài chính tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh…cùng toàn thể cán bộ, công chức, người lao động Cục Thi hành án dân sự tỉnh Sơn La và các đồng chí Trưởng, Phó Chi cục trưởng, chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự thành phố. Đồng chí Hoàng Ngọc Dũng - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La chủ trì Hội nghị.
Thi hành án dân sự Bình Định tổng kết thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự: nhiều bản án, quyết định đương sự không yêu cầu thi hành án
Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 5 vào ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 và đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011, có hiệu lực từ 01/01/2012. Sau gần 10 năm thực hiện luật, nhất là các qui định tại Phần thứ bảy của Bộ luật (những qui định liên quan đến thi hành án dân sự), các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh đã tổ chức thi hành đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các bản án, quyết định của tòa án chuyển giao và đương sự yêu cầu được tổ chức thi hành kịp thời, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục qui định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, các tổ chức và mọi công dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần trao đổi để có thể đánh giá đầy đủ hơn.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự làm việc tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Hải Phòng
Ngày 06 tháng 9 năm 2014, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp tổ chức công bố Quyết định số 1978/QĐ-BTP ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc giao Quyền Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hải phòng đối với đồng chí Trần Hồng Quang, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thi hành án dân sự thành phố Hải Phòng và Quyết định số 2035/QĐ-BTP ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc điều động và bổ nhiệm đồng chí Lê Tuấn Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hải phòng giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu, thông tin và Thống kê - Tổng cục Thi hành án dân sự.
Thi hành án: Còn vướng vì kinh tế khó khăn
Dù nền kinh tế có nhiều khó khăn, số vụ án thụ lý ngày càng nhiều song công tác thi hành án vẫn có kết quả tăng cao.
Đánh giá chung về công tác thi hành án tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hôm qua (12/9), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh, năm 2014, các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) đã thi hành xong một số việc và số tiền cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 về giá trị tuyệt đối và cao nhất từ trước đến nay, còn công tác thi hành án hình sự (THAHS) hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu.