Thi hành án dân sự: Dễ trên lý thuyết, khó trong thực tế

Thi hành án dân sự là việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án đã có hiệu lực phát luật hoặc chưa có hiệu lực nhưng được thi hành ngay trên thực tế. Có người cho rằng, bản án, quyết định của Tòa án như là “bản vẽ“ hay là “bài lý thuyết” mang tính hướng dẫn, còn việc tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự là “người thợ xây” hay là hoạt động đưa bài lý thuyết đó “thực hành trên thực tế”. Lý thuyết đúng sẽ đi vào thực tiễn nhanh, ngược lại lý thuyết không phản ánh đúng thực tế thì chậm đi vào thực tiễn, thậm chí có lúc không thể thực hiện trên thực tế được. Trong thực tiễn, khi tổ chức thi hành án, có trường hợp nếu nhìn nhận sự việc chỉ từ bản án, quyết định của tòa án không thôi thì chưa thấy hết tính chất của nó, vì vậy để tổ chức thi hành án theo đúng bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp này trên thực tế lại hoàn toàn không dễ. Nhiều người cho rằng, khi tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án không có gì là khó cả, các phán quyết của Tòa án đã vạch sẵn đường đi, Chấp hành viên cứ thế tổ chức thi hành theo quyết định của bản án là xong. Phải khẳng định rằng, quan niệm như thế là không sai nhưng chỉ đúng một phần, vì thực tế của việc thi hành án thường phát sinh rất nhiều vấn đề mà khi xét xử Tòa án có thể chưa nhìn nhận hoặc khi đánh giá một vụ việc người ta có thể chưa thấy hết được vấn đề.

Sơn La: Vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư số 22/2011/BTP ngày 02/12/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự

Ngày 02/12/2012, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 22/2011/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 20/01/2012, sau đây gọi tắt là Thông tư số 22) với nhiều quy định mới thay thế Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện cho thấy một số quy định về vấn đề chi trả tiền trong thi hành án của Thông tư số 22 chưa phù hợp với quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản liên quan.

Thi hành án hành chính: Đừng thấy khó mà “nản”

“Án hành chính, xử đã khó, thi hành còn khó hơn” - đó là nhận định của nhiều chấp hành viên khi phải thi hành các bản án hành chính, bởi theo họ đây là loại án “nhạy cảm, động chạm”. Tuy nhiên, nếu không thi hành thì họ như phải “đi giữa hai làn đạn” bởi sẽ bị bên được kiện đòi quyền lợi.

Hải Dương: Uỷ quyền sử dụng đất theo Nghị định 79/2001/NĐ-CP, lúng túng cho cơ quan Thi hành án dân sự trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ

Nghị định số 79/2001/NĐ-CP, ngày 01/11/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đã giải quyết được phần lớn những nhu cầu của người sử dụng đất, đặc biệt là trong tình hình xã hội hiện nay khi mà các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất ngày một đa dạng và phong phú. Tuy vậy, nếu đứng về góc độ pháp lý để nhìn nhận thì chính từ những quy định này vô hình chung tạo ra kẽ hở để các cá nhân, tổ chức có điều kiện làm thay đổi bản chất của các giao dịch đang diễn ra, và gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan thi hành án trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình. Trong phạm vi bài viết này, tôi  xin nêu và phân tích một quy định có liên quan đến việc uỷ quyền thực hiện các quyền của người sử dụng đất để chứng minh tầm quan trọng của việc nắm và hiểu rõ các quy định của pháp luật ngoài các quy định chuyên ngành thi hành án dân sự.

Cần thống nhất quy định quản lý phù hiệu, cấp hiệu đối với công chức Thi hành án dân sự

Việc qui định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu đối với công chức cơ quan Thi hành án dân sự (CQTHADS) hiện nay được qui định tại Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ (NĐ 74). Theo đó, ngày 10 tháng 01 năm 2011 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 01/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định mẫu, nguyên tắc cấp phát, sử dụng Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án và trang phục, phù hiệu, cấp hiệu công chức trong hệ thống thi hành án dân sự và đã hướng dẫn thực hiện một số vấn đề có liên quan (TT 01). Tuy nhiên, giữa hai văn bản này không thống nhất ở một số quy đinh, cần được hướng dẫn tiếp để có sự thống nhất trong thực hiện:

Những lưu ý về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án

Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, đó là bất động sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 14/1/2004 và Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 quy định quyền sử dụng đất được kê biên, đấu giá để đảm bảo thi hành án.

Trả lại đơn yêu cầu thi hành án có đúng không?

Bản án số 26/DSST ngày 06.11.2000 của Toà án nhân dân huyện Văn Bàn đã tuyên “… Anh La Văn Hát phải trả lại cho anh Vi Văn Phóng 592 m2 đất, trên lô đất có 1 búi tre và 7 cây đã mọc cao. Lô đất và búi tre trị giá 1.500.000đ (một triệu năm trăm ngàn đồng) tại thôn Pom Niểu, xã Khánh Yên Hạ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01054 ngày 18.11.1998 của UBND huyện Văn Bàn đã cấp cho anh Vi Văn Phóng…”

Vĩnh Phúc: Hiệu quả từ mô hình Ban chỉ đạo thi hành án

Được thành lập từ rất sớm (1998), 10 năm nay, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự (THADS) các cấp ở Vĩnh Phúc đã góp phần quan trọng trong việc làm giảm án tồn đọng, là sợi dây kết nối giữa các ngành, chung sức giải quyết những khó khăn của THA

Ông Nguyễn Văn Lực – Quyền Trưởng Thi hành án TP. Hồ Chí Minh: “Thừa phát lại đi vào hoạt động sẽ giảm tải 30% khối lượng công việc cho Chấp hành viên”

Năm 2008 là năm đầu tiên TP. Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm Đề án thừa phát lại. Đây là mô hình hoàn toàn mới trong lĩnh vực Thi hành án (THA) và lần đầu tiên được triển khai tại TP này. Công việc được chuẩn bị ra sao? PV Báo Pháp luật VN đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Lực- Quyền Trưởng THADS TP.

Thực tiễn với Luật Thi hành án dân sự

Pháp lệnh thi hành án dân sự ngay 14/01/2004 (sau đây xin gọi tắc là Pháp lệnh 2004) đã  giải quyết được một phần bất cập của Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993 (Pháp lệnh 1993), nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự (THADS) theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới. Từ thực tiễn, chúng tôi xin kiến nghị về một số nội dung để quý cấp tham khảo trong xây dựng Luật thi hành án dân sự.