Đổi mới phương thức thu, nộp tiền trong thi hành án dân sự
Quyết định số 86/QĐ-BTP ngày 17/01/2020 của Bộ Tư pháp ban hành chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 đã khẳng định: “Đấy mạnh hiện đại hóa hành chính trong các lĩnh vực hành chính tư pháp để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân... Tiếp tục tăng số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4; cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau”.
Thi hành án – Nghề nguy hiểm
(PLVN) -Bị đe dọa, tấn công, gây thương tích …là những mối hiểm hoạ mà người làm công tác thi hành án dân sự đang phải đối mặt hàng ngày khithi hành nhiệm vụ.
Giao tiếp ứng xử của Chấp hành viên - kỹ năng quan trọng trong tổ chức thi hành án
Thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến các quyền về tài sản, nhân thân của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.Trong đó giữ vai trò trung tâm của hoạt động thi hành án dân sự là Chấp hành viên, người được nhà nước trao cho nhiều quyền năng trong quá trình tổ chức thi hành án theo thẩm quyền. Tuy nhiên hiệu quả thi hành án lại không chỉ phụ thuộc vào quyền năng đó mà là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó khả năng giao tiếp, ứng xử của Chấp hành viên với đương sự khi thực hiện nhiệm vụ có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc có giá trị lớn cho các tổ chức tín dụng Ngân hàng
Thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng là nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ quan THADS, không chỉ đảm bảo việc hoàn thành chỉ tiêu được giao hàng năm của các cơ quan THADS mà còn góp phần tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng cải thiện được thanh khoản, mở rộng tín dụng hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ. Trong những năm vừa qua, lượng án tín dụng ngân hàng phải thi hành tại Chi cục THADS huyện Yên Lạc chiếm tỷ lệ lớn so với lượng án tín dụng ngân hàng của toàn tỉnh nói chung và án phải thi hành tại đơn vị nói riêng. Các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng tuy chỉ chiếm chiếm 7-9% về việc nhưng chiếm khoảng 75-85% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành tại Chi cục. Đặc điểm nổi bật của loại việc này là các tài sản đã được thế chấp tại ngân hàng và có đăng ký giao dịch bảo đảm. Do đó, việc tổ chức thi hành án cũng có nhiều thuận lợi và thời gian tổ chức thi hành án cũng không bị kéo dài.
Giải pháp khắc phục sai sót trong hoạt động thi hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian qua, công tác thi hành án dân sự (THADS) của các cơ quan THADS Thành phố Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến tích cực. Các bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành kịp thời, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tổ chức bộ máy của các cơ quan THADS Thành phố Hồ Chí Minh từng bước được củng cố, kiện toàn; phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức lãnh đạo quản lý, của đội ngũ Chấp hành viên, công chức thi hành án dân sự được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành và địa phương trong tình hình mới.
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tây Ninh: Thực hiện tốt công tác dân vận, thi hành dứt điểm vụ việc thi hành án kéo dài hơn 20 năm
Từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác dân vận nói chung và công tác vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự nói riêng, trong những năm qua, Chi ủy, Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tây Ninh luôn xác định công tác dân vận là một nội dung quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động tổ chức thi hành án dân sự. Cục Thi hành án dân sự đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác dân vận trong hoạt động thi hành án dân sự, triển khai đến các đơn vị trực thuộc thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực, giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc, trong đó có nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài nhiều năm.