Thi hành án dân sự liên quan đến tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai - Thực trạng và giải pháp

Án liên quan đến tín dụng ngân hàng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng hiện nay đang là vấn đề được xã hội quan tâm, báo chí và truyền thông thường xuyên đề cập đến. Thực chất thì nợ xấu tại các Ngân hàng, tổ chức tín dụng không phải mới phát sinh trong những năm gần đây mà đã tích tụ từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, hiện nay khi tình hình kinh tế vĩ mô chưa được cải thiện nhiều, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trên địa bàn tỉnh tình hình các mặt hàng nông sản liên tục mất mùa, mất giá thì cũng là lúc nợ xấu diễn ra trên quy mô lớn. Do đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện quyết liệt các biện pháp để xử lý triệt để nợ xấu - một trong những tác nhân lớn gây bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta nói chung và có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai nói riêng.

Trả lại tài sản thi hành án - Một số bất cập từ thực tiễn

Trả lại tài sản là một trong những loại việc chủ động thi hành án mà các cơ quan thi hành án dân sự thường xuyên phải tổ chức thi hành. Việc trả lại tài sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 36; Điều 47; Điều 126 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự); Điều 49 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 13 Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự. 

Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Đối với cơ quan Thi hành án dân sự lại càng có vai trò quan trọng, đây là mối quan hệ nhằm tăng cường sự gắn bó với Nhân dân, góp phần khẳng định uy tín và vị thế của đơn vị.

Cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án và một số vấn đề từ thực tiễn

Cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 và được quy định cụ thể tại các Điều 107; Điều 108; Điều 109 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 (gọi tắt là Luật Thi hành án dân sự). 

Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế một cửa trong thi hành án dân sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ: “Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước”. Vấn đề mở rộng thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã được đặt ra từ Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Với những ưu việt của cơ chế này, đến nay, nhiều cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương đã quan tâm, đầu tư cho công tác triển khai áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông.... tạo chuyển biến về cung cách và chất lượng phục vụ nhân dân. Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta thể hiện quyết tâm cao xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, việc Hệ thống thi hành án dân sự tập trung nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa là bước đi đúng đắn và cần thiết(1). 

Một số nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong thực tiễn cưỡng chế thi hành án dân sự

Thực tiễn cưỡng chế thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Trong 10 tháng năm 2018, cùng với việc tăng cường vận động, thuyết phục đương sự, các cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 7.712 trường hợp, giảm 1.327 trường hợp (14,68%) so với cùng kỳ năm 2017. Trong số các trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án, có 4.119 trường hợp cưỡng chế không huy động lực lượng (giảm 625 trường hợp so với cùng kỳ) và 3.506 trường hợp cưỡng chế có huy động lực lượng (giảm 724 trường hợp so với cùng kỳ), trong đó có 687 trường hợp đương sự đã tự nguyện thi hành án (giảm 352 trường hợp so với cùng kỳ, giảm 33,88%)[1]. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế trong cưỡng chế thi hành án dân sự bởi nhiều nguyên nhân.
 
[1] Báo cáo số 137/BC-TKDLCT ngày 09/8/2018 của Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin, Tổng cục Thi hành án dân sự

Thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14- Từ thực tiễn thi hành dân sự

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm đến vấn đề giải quyết tình trạng nợ xấu của Ngân hàng, tổ chức tín dụng và đề ra các  chủ trương để thực hiện và một trong những chủ trương đó đã được thể hiện  tại Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 15/8/20217. 

Một số sai sót, tồn tại, khó khăn trong thực tiễn cưỡng chế thi hành án dân sự

Từ thực tiễn thi hành án dân sự cho thấy bên cạnh kết quả đạt được là số lượng việc cưỡng chế thi hành án dân sự thành công nhiều, tuy nhiên số việc cưỡng chế thi hành án dân sự không thành công hàng năm đều có và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nào cũng có trường hợp cưỡng chế không thành công, vẫn còn một số sai sót, tồn tại, khó khăn trong thực tiễn cưỡng chế thi hành án dân sự.