Trong những năm gần đây công tác thi hành án dân sự được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp các các ngành, sự nỗ lực cố gắng của cán bộ , công chức làm thi hành án, nên kết quả công tác thi hành án có sự chuyển biến rõ dệt, giải quyết dứt điểm số lượng lớn án phức tạp tồn đọng kéo dài. Bước đầu đạt và xấp xỉ đạt chỉ tiêu Quốc hội giao hàng năm.Tuy nhiên, dự báo trong những năm tiếp theo công tác thi hành án dân sự vẫn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức mới. Lượng án thụ lý năm sau cao hơn năm trước, án tồn năm cũ chuyển sang năm mới có giảm, xong tồn án vẫn là vấn đề nan giải của Ngành tư pháp nước ta hiện nay.
Đứng trước thực trạng đó, Lãnh đạo Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú thọ đã đề ra nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ giải quyết kịp thời số lượng án tồn đọng lớn và án mới thụ lý phát sinh trong năm. Một trong các giải pháp đó là Thành lập tổ công tác đặc biệt, có nhiệm vụ tổ chức rà soát, xác minh, phân loại và đôn đốc toàn bộ số án tồn đến thời điểm thành lập tổ, tại một số huyện có lượng án tồn lớn. Từ tháng 11/2014 đến tháng 2/ 2015 Lãnh đạo Cục thi hành án dân sự tỉnh đã thành lập 3 tổ công tác thi hành thí điểm tại ba huyện Tân sơn, Đoan Hùng và Thanh Thủy.
Tổ Công tác có từ năm đến bảy người, là Phó chi cục trưởng, Chấp hành viên và thư ký, được lựa chọn từ các Chi cục thi hành án trong tỉnh, với thời gian làm việc từ 2 đến 3 tuần. Ngay từ ngày đầu Tổ công tác tiến hành họp tổ có sự tham gia của Cán bộ , chấp hành viên Chi cục thi hành án sở tại và các cơ quan hữu quan liêm quan để thống nhất nôi dung, phương pháp triển khai đợt cao điểm thi hành án tập trung và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong tổ phù hợp với chức danh chuyên môn và năng lực sở trường, đồng thời nghiên cứu nhanh toàn bộ hồ sơ thi hành án tồn cần phải giải quyết, từ đó lên phương án áp dụng biện pháp giải quyết cụ thể đối với từng nhóm, từng người phải thi hành án. Xếp lịch làm việc tại cơ sở , phối hợp cùng Chi cục thi hành án sở tại chủ động liên hệ trước với chính quyền địa phương cơ sở để bố trí đúng, đủ thành phần tham gia phối hợp tổ chức thi hành. Tập hợp sức mạnh của các thành viên trong tổ công tác và cán bộ chính quyền địa phương, tổ chức thi hành tập trung “ cuốn chiếu” đối với Người phải thi hành án theo địa bàn khu dân cư trong từng xã, thị trấn. Lựa chọn phương pháp tiếp cận Người phải thi hành án và thân nhân của họ, từ đó vận dụng linh hoạt , sáng tạo biện pháp thi hành phù hợp với nghề nghiệp, điều kiện hoàn gia đình, phong tục tập quán của Người phải Thi hành án ở mỗi địa phương. Kiên trì tuyên truyền, giải thích, động viên giáo dục, thuyết phục Người phải thi hành tự nguyên thị hành kết hợp vận động thân nhân của người phải thi hành án giúp đỡ Người phải thi hành án thực hiện dứt điểm nghĩa vụ thi hành án. Kiên quyết áp dụng ngay những biện pháp bảo đảm thi hành án đối với Người phải thi hành án có điều kiện Thi hành án, nhưng cố tình trây ì, kéo dài việc thi hành án và có biểu hiện tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Do đó, đã thi hành xong nhiều việc thi hành án trong thời gian ngắn. Giải quyết dứt điểm nhiều việc thi hành án phức tạp kéo dài, chủ yếu là án tồn từ 2 đến 5 năm, có việc đã kéo dài 14 năm. Nhiều việc , chấp hành viên, cán bộ thi hành án đã mất rất nhiều công sức đôn đốc thi hành trong nhiều năm, xong không có kết quả. Đặc biệt, giải quyết dứt điểm số lượng lớn án có tội danh đánh bạc và gá bạc, loại án khó thi hành, trong một việc có nhiều Người phải thi hành án khoản tiền phạt xung công quỹ Nhà nước. Cường độ làm việc của các thành viên trong tổ và cán bộ địa phương phối hợp vất vả, kéo dài số giờ trong ngày, nhưng đã đạt được hiệu quả cao. Mỗi ngày làm việc trực tiếp hàng chục Người phải thi hành án, giải quyết xong hoàn toàn từ 4 đến 6 việc, có ngày xong đến 9 việc, nhiều xã “trắng án”. Sau 17 ngày công tác tại huyện Tân Sơn tổ công tác đã thi hành xong hoàn toàn 62 việc, thu hơn 330 triệu đồng ( trong đó thu nộp ngân sách nhà nước 290 triệu đồng) và tại huyện Đoan Hùng, sau 13 ngày tổ công tác thi hành xong 43 việc, thu hơn 300 triệu đồng ( trong đó thu nộp ngân sách nhà nước 195 triệu đồng). Hơn nữa, tại những địa bàn tổ công tác đã tổ chức thi hành án, Đồng nghiệp làm công tác thi hành án học hỏi được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm giải quyết án, Chính quyền địa phương rất ủng hộ và đánh giá cao việc làm của tổ , thể hiện tính thực thi Bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế , tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật. Nhân dân cư trú tại đó cũng nhận thức được phải chấp hành pháp luật nói chung và thực hiện nghĩa vụ thi hành Bản án, Quyết định nói riêng. Từ đó, đã tự giác, tự nguyện chủ động tìm đến cơ quan Thi hành án để thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình hay người thân. Với kết quả đã đạt được, Lãnh đạo Cục Thi hành án đã chỉ đạo đồng bộ mỗi đơn vị Thi hành án trong tỉnh tự thành lập một tổ công tác để giải quyết án tồn đọng trên địa bàn.
Thi hành án tập trung, tuy chỉ mới được triển khai thí điểm trong một thời gian ngắn nhưng đã thu được kết quả khả quan, thể hiện được sự đột phá trong suốt quá trình tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thi hành án dân sự, thể hiện sự sáng suốt của Lãnh đạo Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ. Nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, công chức làm công tác Thi hành án trong toàn tỉnh, sự phối hợp tốt của chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành và đặc biệt là sự ủng hộ của nhân. Từ đây, mở ra một cách làm mới, hiệu quả cao cho công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Phú thọ nói riêng và trên cả nước nói chung./.
Tiến Đạt- THADS H Thanh sơn-PT