Một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác định, phân chia quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong hộ gia đình để thi hành án
(10/04/2018)
Chữ “hộ” trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có từ thời bao cấp, theo đó ruộng đất được giao theo bình quân nhân khẩu. Cụ thể là trong sổ hộ khẩu gia đình (hộ khẩu thường trú) có bao nhiêu “người từ 15 tuổi trở lên” (trang 373 Từ điển Luật học) thì được giao bao nhiêu đất căn cứ vào quỹ đất của địa phương. Nếu “chủ điền” có dư đất thì chia cho người thiếu đất theo chủ trương “nhường cơm xẻ áo”. Từ đó, người có hộ khẩu thường được hiểu là thành viên của hộ gia đình. Trong khi đó, những vấn đề liên quan đến hộ khẩu được quy định bởi Điều 25 Luật Cư trú. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý hành chính vẫn dựa trên “hộ khẩu” nên phát sinh nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình tiến hành tố tụng cũng như trong việc xác định, phân chia quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình để thi hành án.
Phân biệt khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự và một số vấn đề cần lưu ý
(07/03/2017)
Khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Quá trình phát triển của pháp luật và do những đòi hỏi của thực tiễn mà khiếu nại và tố cáo dần dần có sự phân biệt, nhất là kể từ khi ban hành Pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 và qua một thời gian đã dẫn đến việc xuất hiện hai đạo luật: Luật khiếu nại và Luật tố cáo riêng biệt vào năm 2011. Trong lĩnh vực THADS, khiếu nại, tố cáo được định từ Điều 140 đến Điều 159 tại Chương VI của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật Thi hành án dân sựvà được chia thành hai Mục (Mục 1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về THADS; Mục 2. Tố cáo và giải quyết tố cáo về THADS).Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo nói chung, trong THADS nói riêng, đồng thời, giúp cho các cơ quan nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng tình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.
Áp dụng quy định về ưu tiên thanh toán tiền thi hành án
(19/12/2016)
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự (THADS) quy định trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau: “Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó”. Đồng thời, Khoản 3 Điều 47 Luật THADS quy định: “Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm”. Tuy nhiên, khi áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc cụ thể cần xác định thanh toán tiền thi hành án cho đúng với quy định nêu trên còn có một số ý kiến và quan điểm khác nhau. Trong phạm vi bài viết này tác giả đề cập đến một vụ việc cụ thể cần có quan điểm thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự.
Một số ý kiến trao đổi về tiêu chí phân loại án
(29/10/2016)
Về chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự được quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BTP ngày 03/01/2013 và Thông tư số 08/2015/TT-BTP ngày 26/6/2015 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2013/TT-BTP hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự; trong đó đã quy định cụ thể về tiêu chí thống kê phân loại án có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành. Quá trình thực hiện đã phát sinh một số bất cập liên quan đến tiêu chí về thống kê thi hành án dân sự, thiết nghĩ cần nêu ý kiến để trao đổi như sau:
Các giải pháp cơ bản cần áp dụng ngay để giảm án tồn đọng hiệu quả trong thời gian tới
(08/06/2016)
Mục tiêu cơ bản, tổng quát của công tác thi hành án dân sự là đảm bảo cho các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Do đó, trong thời gian qua, để thực hiện tốt mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật quan trọng tạo nên nền tảng pháp lý khá vững chắc đồng thời hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Nhờ đó mà công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế trước những yêu cầu mới của tình hình nhiệm vụ ngày càng khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được thì vẫn còn không ít những bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành chưa được tổ chức thi hành dứt điểm, còn tồn đọng trong thời gian dài. khiến cho quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức, Nhà nước không được đảm bảo, gây bức xúc trong xã hội.
Một số vấn đề cần lưu ý khi ký hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án
(28/04/2016)
Bán đấu giá tài sản thi hành án là một giai đoạn tương đối khó khăn và mất rất nhiều thời gian trong quá trình giải quyết án của Chấp hành viên. Việc bán đấu giá tài sản thi hành án đuợc quy định cụ thể tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.