Sign In

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên: Không để án chuyển kỳ sau trở thành án tồn đọng

15/06/2023

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên: Không để án chuyển kỳ sau trở thành án tồn đọng
Ngày 23/5/2023, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên, khóa XIV nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức phiên chất vấn về kết quả thực hiện công tác kiểm sát, xét xử và thi hành án dân sự (THADS), hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2022. Đồng chí Nguyễn Xuân Tùng, Cục trưởng Cục THADS tỉnh tham gia trả lời tại phiên chất vấn.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác tư pháp, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, Tông cục THADS giao, hàng năm THADS Thái Nguyên phải thi hành trên 11 nghìn việc với số tiền trên 100 nghìn tỷ đồng, kết quả thi hành luôn đạt và vượt chỉ tiêu được cấp trên giao.
Đối với việc giải quyết án có điều kiện thi hành trên 03 năm, nếu đến ngày 30/3/2022, thời điểm Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát, trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số 262 việc có điều kiện thi hành trên 03 năm nhưng chưa thi hành xong (đây là số cộng dồn qua tất cả các năm trong tổng số hơn 11 nghìn việc các cơ quan THADS giải quyết mỗi năm). Sau 01 năm tích cực đôn đốc nỗ lực, tập trung giải quyết, đến thời điểm 30/3/2023, toàn tỉnh chỉ còn 177 việc trên 03 năm chưa thi hành xong, do các nguyên nhân như: án tuyên không rõ, khó thi hành; chờ kết quả giải quyết của Tòa án, chờ văn bản của Tòa án nhân dân; tài sản kê biên có tranh chấp, đương sự khởi kiện ra Tòa; tài sản kê biên giảm giá nhiều lần nhưng chưa có người mua; tài sản không tương xứng (lớn hơn) với số tiền phải thi hành án; tiền, tài sản đã thông báo nhiều lần nhưng đương sự không đến nhận. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác về pháp lý như: người phải thi hành án đã chết cho nên đang chờ phân chia di sản, hay tài sản đã thế chấp ngân hàng phải chờ ngân hàng xử lý nghĩa vụ bảo đảm trước và một số vụ việc đang chờ kết quả giải quyết của Tòa án, chờ kết quả phân chia tài sản Hộ gia đình....
Bên cạnh đó, còn có Chi cục trưởng chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, nắm bắt chưa sâu sát đối với từng vụ việc của Chấp hành viên, còn có tình trạng sau khi giao việc cho Chấp hành viên thì thiếu kiểm tra đôn đốc nên không nắm được quá trình giải quyết các vụ việc của Chấp hành viên dẫn đến án có điều kiện thời gian đã lâu nhưng chưa giải quyết xong; còn một số Chấp hành viên chưa thật sự chủ động, chưa kịp thời áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các vụ việc có điều kiện thi hành; một số Chấp hành viên chưa chủ động tích cực, chưa quyết liệt trong việc giải quyết án, còn có hiện tượng né tránh, ngại va chạm.
Để tiếp tục giải quyết các việc có điều kiện thi hành trên 03 năm trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau: (i) Hàng tháng, Chi cục trưởng chủ trì họp nghe báo cáo về tiến độ giải quyết và kết quả thi hành đối với loại án trên, đồng thời theo dõi, đôn đốc, nắm bắt từng vụ, việc; tăng cường công tác kiểm tra để chỉ đạo tổ chức thi hành dứt điểm, các đơn vị định kỳ hàng quý báo cáo tiến độ tăng, giảm đối với việc thi hành án loại này; (ii) Đối với các vụ, việc qua công tác xác minh xác định người phải thi hành án có tài sản giá trị lớn, không tương xứng với nghĩa vụ thi hành án, Chi cục trưởng chủ động tổ chức họp, trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để thống nhất cách thức, phương hướng giải quyết; (iii) Cục và các Chi cục tăng cường kiểm tra đối với án trên 03 năm; xác định án kéo dài trên 03 năm do lỗi chủ quan là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp hạng, phân loại đơn vị cũng như cá nhân Chi cục trưởng, Chấp hành viên có thể xem xét điều chuyển Chi cục trưởng đến địa bàn hoặc vị trí cho phù hợp./.


Theo https://thads.moj.gov.vn

Các tin đã đưa ngày: