Sign In

Chi cục THADS Quận 1 phát huy hiêu quả phối hợp liên ngành trong công tác tuyên truyền PBGDPL

18/07/2024

Chi cục THADS Quận 1 phát huy hiêu quả phối hợp liên ngành trong công tác tuyên truyền PBGDPL
Hướng tới 78 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1945 -19/7/2024), Sáng 18.7, tại UBND Quận 1, Chi cục THADS - Phòng Tư pháp - Hội Luận Gia - Hội liên hiệp phụ nữ Quận phối hợp tổ chức Hội Nghị phổ biến Luật Thi hành án dân sự và toạ đàm công tác phối hợp giữa Chi cục THADS với các đơn vị tại địa bàn Quận trong việc phối hợp công tác Thi hành án dân sự.
 
Trong những năm qua, công tác Thi hành án dân sự trên địa bàn Quận luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Quận uỷ, UBND và các đơn vị trong Quận, công tác phối hợp giữa các đơn vị trong địa bàn trong hoạt động Thi hành án dân sự luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, phối hợp nhịp nhàng, từ đó, quá trình tổ chức thi hành án tại địa phương đã có những chuyển biến rõ rệt, Tập thể lãnh đạo Chi cục luôn có sự đoàn kết đồng hành để có những kế hoạch thực hiện, tổ chức thi hành hiệu quả công việc được giao.

 
     
Quang cảnh Hội nghị
 
Với địa bàn rộng, số một của Thành phố Hồ Chí Minh, khối lượng công việc khổng lồ, tất cả các đơn vị không riêng gì Thi hành án dân sự nhưng cấp uỷ, chính quyền địa phương vẫn có các quan tâm, chỉ đạo để các đơn vị phối hợp tổ chức các hoạt động tăng cường sự phối hợp trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật tới tận công chức, người dân Có thể nói đó là sự quan tâm đặc biệt và cho thấy vị thế của Thi hành án dân sự ngày càng được khẳng định...
Hàng năm, bám sát vào Kế hoạch công tác của đơn vị đã được phê duyệt và các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành, bên cạnh việc đề ra các phương án, các đề xuất giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ đước giao, Chi cục cũng rất chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, công tác phối hợp với các cấp, ngành tại địa phương, tạo mối quan hệ hợp tác trong công tác thi hành án ngày càng hiệu quả, 
 

  
 
Xác định trách nhiệm của mỗi công chức đơn vị trong công tác tuyên truyền PBGDPL
Công tác tổ chức Thi hành án dân sự là hoạt động khó khăn, phức tạp, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của công dân. Vì vậy, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự không chỉ phụ thuộc vào các cơ quan thi hành án dân sự mà còn được quyết định bởi sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức xã hội khác. Công tác phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên với cơ quan hữu quan cần quy định chặt chẽ và có chế tài cụ thể để thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, hạn chế những vấn đề thiếu sót có thể phát sinh.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là hoạt động hết sức quan trọng trong công tác thi hành án dân sự (THADS) góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đương sự và cá nhân, tổ chức có liên quan đến công tác THADS, do đó để đảm bảo tuyên truyền, đạt hiệu quả trong công tác thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 phối hợp Phòng Tư pháp Quận 1 xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật thi hành án dân sự và mối quan hệ phối hợp với UBND cấp xã trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn Quận 1.
Tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành; xác định về mối quan hệ hỗ trợ, phối hợp của khối chính quyền địa phương trên địa bàn Quận 1 nhằm tăng cường mối quan hệ, vị trí, vai trò của công chức, thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn Quận 1.

 
  
 
Phát huy vai trò phối hợp trong THADS tại địa phương
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong THADS

Điều 175 Luật Thi hành án dân sự quy định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về thi hành án dân sự trên địa bàn”.
Đối với hoạt động phối hợp của Chấp hành viên và Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cấp xã, ngoài quy định trên, Luật Thi hành án, Luật cũng có thêm một số điều luật quy định chi tiết tại một số điều luật cụ thể sau:
- Hoạt động thông báo văn bản thi hành án: Điều 42 Luật Thi hành án quy định: “Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo hoặc cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc niêm yết…
2. Việc niêm yết được thực hiện theo thủ tục sau đây:
a) Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo;”
- Hoạt động xác minh thi hành án: Điều 44 Luật Thi hành án dân sự quy đinh khi thực hiện việc xác minh, Chấp hành viên sẽ: “Lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án: Cơ quan, tổ chức, công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác và cá nhân có liên quan thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp.”
Ngoài ra, Luật thi hành án dân sự cũng có những điều luật quy định về
Trách nhiệm của Chấp hành viên trong việc thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã khi thực hiện các hoạt động cưỡng chế thi hành án tại địa điểm cưỡng chế trên địa bàn cấp xã, thông báo các trường hợp chưa có đều kiện thi hành án đến Ủy ban nhân dân cấp xã để niêm yết… (Điều Điều 44a, Điều 72, Điều 107, Điều 11…).
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức tư pháp – hộ tịch: Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức tư pháp – hộ tịch được quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Nguyên tắc phối hợp:
-  Việc phối hợp thực hiện đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhằm đảm bảo việc thông báo, xác minh, áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án đúng quy định của pháp luật.
- Việc phối hợp hoạt động phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận, không làm cản trở đến hoạt động của từng cơ quan hoặc ảnh hưởng đền quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
- Việc phối hợp của các bộ phận  phải tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục, thời gian và các quy định khác của pháp luật về thi hành án dân sự.
Thực tiễn công tác phối với với UBND 10 Phường, đặc biệt là phối hợp với công chức tư pháp:
Trong những năm qua, hệ thống các quy định pháp luật về THADS và pháp luật có liên quan được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, góp phần giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Bên cạnh đó, được sự quan tâm lãnh đạo của Cục THADS Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 1 cùng với sự phối hợp tốt của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của tập thể Lãnh đạo và sự nỗ lực của tập thể công chức, người lao động Chi cục THADS Quận 1, nhờ đó, kết quả thi hành án về việc và về giá trị đạt và vượt chỉ tiêu do Ngành giao
Tuy nhiên, tổng số thụ lý năm sau luôn tăng cao hơn năm trước cả về việc và về giá trị, đặc biệt là trong năm 2024, kết quả thi hành án thu cho Ngân sách nhà nước, án kinh tế tham nhũng, án tín dụng, ngân hàng nói riêng mặc dù đạt được kết quả đáng khích lệ, đảm bảo thực chất và ngày càng bền vững, nhưng chưa đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Như chúng ta cũng biết, Hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự là rất đặc thù, trong hầu hết các giai đoạn quá trình tổ chức thi hành án từ thông báo Quyết định, văn bản về thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, cưỡng chế kê biên, cưỡng chế giao tài sản,…cũng cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương, đặc biệt là công chức tư pháp.
Trong những năm qua, Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 luôn nhận được sự phối hợp rất hiệu quả của cơ quan hữu quan, của chính quyền địa phương, đặc biệt là công chức tư pháp,… nhưng cũng còn đâu đó, trong một vài thời điểm nhất định chưa có sự thấu hiểu để phối hợp cùng hoàn thành nhiệm vụ chung của mỗi đơn vị, góp phần ổn định tình hình chính trị của địa phương.
Thực tế, khi Chấp hành viên, Thư ký THA liên hệ công tác, cần phối hợp với công chức Tư pháp, nhưng do công chức Tư pháp không thu xếp được thời gian tham gia cùng với công chức thi hành án đến địa bàn thực hiện xác minh, thông báo thi hành án,… nên đề nghị công chức thi hành án đi cùng tổ trưởng/tổ phó Tổ dân phố, CSKV hoặc có chữ ký của tổ trưởng/tổ phó, CSKV thì mới ký và trình Lãnh đạo Ủy ban thông qua biên bản.
Thực tế đây là điều rất khó cho Chấp hành viên, Thư ký THA khi thực hiện xác minh, thông báo thi hành án tại địa phương, vì CSKV hay Tổ trưởng/Tổ phó TDP cũng không sắp xếp được thời gian hợp lý để tham gia cùng công chức thi hành án, mà tính chất của văn bản thông báo về thi hành án cần phải được thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kế từ ngày ký phát hành.
Mặt khác, Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện sắp xếp lại mô hình khu phố - ấp, tổ dân phố - tổ nhân dân (gọi chung là tổ dân phố), theo đó dự kiến đến năm 2025, về tên gọi sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh gọi tổ dân phố (theo quy định của Bộ Nội vụ) là Khu phố và thôn là ấp. Vì vậy, đề nghị công chức Tư pháp phối hợp với Chấp hành viên, Thư ký THA thông qua biên bản khi công chức thi hành án chủ động trực tiếp xuống địa bàn, thông báo (trực tiếp hoặc niêm yết), chụp hình tại thời điểm thực hiện gửi cho công chức Tư pháp là đủ điều kiện để thông qua biên bản./.

 

Tác giả ảnh: Nguyễn HIếu

Các tin đã đưa ngày: