Sign In

Tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự (30/07/2018)

(PLO) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/BCSĐ ngày 5/4/2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm thi hành án dân sự (THADS), thi hành án (THA) hành chính giai đoạn 2018-2021.

Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg: Gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước (20/07/2018)

Ngày 12/7/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 9 năm 2018.

Tổng cục THADS ban hành Quy trình phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong Hệ thống Thi hành án dân sự (20/07/2018)

Ngày 13/7/2018, Q.Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã ban hành Quyết định số 815/QĐ-TCTHADS ban hành Quy trình phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong Hệ thống Thi hành án dân sự. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 1119/QĐ-TCTHADS ngày 31/10/2016 và Quyết định số 833/QĐ-TCTHADS ngày 08/12/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự 

Thi hành án dân sự góp phần bảo đảm thực thi công lý và phát triển kinh tế của đất nước (17/07/2018)

Với mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa C.Mác-Lênin về “biến nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội thành cơ quan hoàn toàn phục tùng xã hội” và tư tưởng Hồ Chí Minh về một nền dân chủ XHCN chân chính “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng xác định “Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo” là một trong những phương diện căn bản của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng [1] và Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định Nhà nước pháp quyền XHCN phải quản lý xã hội bằng pháp luật, thượng tôn pháp luật, giữ vai trò kiến tạo, tạo dựng không gian chính trị-pháp lý nhằm chăm lo hạnh phúc và sự phát triển của mỗi người, bảo đảm và phát huy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền được sống trong một xã hội trật tự, ổn định, dựa trên nền tảng các giá trị pháp quyền cơ bản.

Nhận diện và đập tan những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng ​ (12/07/2018)

Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực, Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.

Quy định và thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành án góp phần cải cách tư pháp trong thi hành án dân sự (03/07/2018)

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự lần đầu tiên được quy định ở nước ta tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Có thể nói đây là bước cải cách tư pháp tư pháp trong thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý để Chấp hành viên tiến hành các hoạt động thi hành án nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án, đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền được thi hành một cách triệt để và hiệu quả, quy định và thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án góp phần cải cách tư pháp trong thi hành án dân sự.
 

An ninh mạng – góc nhìn từ tâm điểm dư luận: Cần tránh định kiến và nhìn nhận sai lệch (27/06/2018)

An ninh mạng là vi phạm nhân quyền? Hiểu như vậy là sai lệch. Như dẫn chứng phần trên, rất nhiều quốc gia đã có hành lang pháp lý về an ninh mạng và thậm chí còn gắt gao hơn nhiều để đảm bảo an ninh quốc gia và quyền con người.

An ninh mạng – góc nhìn từ tâm điểm dư luận (27/06/2018)

Trong một không gian phong phú và kết nối rộng lớn đến thế, nếu nói “an ninh mạng” hẳn nhiều người chậc lưỡi “lại cái bệnh giáo điều, cổ hủ, lạc hậu”... Họ sợ nói đến “an ninh” là cái gì đó kiểu bắt bớ, bỏ tù, kiểm soát, bưng bít, bịt miệng...

Quy định việc phối hợp trong thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản (26/06/2018)

Ngày 12/6/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định việc phối hợp trong thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản. Thông tư liên tịch gồm 3 chương, 21 điều áp dụng đối với cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản. Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 01/8/2018.

Quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước (20/06/2018)

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước. Thông tư này quy định về ký số, kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử; yêu cầu kỹ thuật và chức năng của phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước;  không quy định việc sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Các tin đã đưa ngày: