Sign In

Những điểm mới của Thông tư số 05/2024/TT-BTP ngày 10/6/2024 thay thế Thông tư số 06/2019/TT-BTP ngày 21/11/2019 của Bộ Tư pháp quy định Chế độ báo cáo, thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính (11/07/2024)

Ngày 10/6/2024, Thông tư số 05/2024/TT-BTP quy định Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự (THADS), theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đã được Lãnh đạo Bộ Tư pháp ký ban hành, thay thế Thông tư số 06/2019/TT-BTP ngày 21/12/2019 quy định Chế độ báo cáo thống kê THADS, theo dõi THAHC. Thông tư có hiệu lực từ ngày 26/7/2024 (sau 45 ngày theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật), Thông tư số 05/2024/TT-BTP có những điểm điểm mới như sau:

Bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án dân sự - Góc nhìn từ thực tiễn (01/07/2024)

Quyền yêu cầu thi hành án là một quyền cơ bản và quan trọng của người được thi hành án, người phải thi hành án. Thực hiện tốt quyền yêu cầu thi hành án không chỉ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự mà còn góp phần khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến quyền yêu cầu thi hành án và thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu thi hành án, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến vấn đề này

Trao đổi về một số nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự địa phương trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới (27/05/2024)

Trong thời đại mới, khi môi trường pháp lý ngày càng phức tạp và yêu cầu về chất lượng thi hành án dân sự càng cao, việc xây dựng đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự địa phương trở nên hết sức cần thiết. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự địa phương trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp không chỉ góp phần nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Một số khó khăn trong công tác biên chế hiện nay (16/04/2024)

Thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) là hoạt động do Nhà nước tổ chức thực hiện, là khâu cuối cùng của quá trình tố tụng, có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm pháp quyền, thực thi công lý, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỷ luật, kỷ cương, ổn định; giải phóng tối đa các nguồn lực, thúc đẩy, khơi thông, phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm nợ xấu, mở rộng hoạt động tín dụng, ngân hàng; nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài.

Quy định mới về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước (20/03/2024)

Ngày 06/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước (có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2024). Theo đó, quy định tiêu chuẩn chung và quy định tiêu chuẩn riêng đối với từng chức danh lãnh đạo, quản lý.

Nghiên cứu về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ (20/03/2024)

Với mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thời gian qua, Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết, văn bản xác định rõ chủ trương, định hướng, các giải pháp thực hiện như: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và nhiều chủ trương quan trọng khác. 

Nghiên cứu, xác định đúng bản chất của biện pháp bảo đảm thi hành án là biện pháp có tính chất khẩn cấp và tạm thời. Đề xuất hoàn thiện quy định về khái niệm, trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án (19/02/2024)

Hiện nay, nước ta đang xây dựng và phát triển một nền kinh tế thị trường lành mạnh có sự hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, các giao dịch thương mại, dân sự ngày càng đa dạng và sôi động. Quá trình chuyển dịch tài sản diễn ra rất nhanh chóng đôi khi chỉ là cái “nhấp chuột” và không bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, do đó, để giám sát được quá trình này cũng là vấn đề khá phức tạp. Mặt khác, các đương sự trong vụ việc thi hành án thường không tự nguyện thi hành án, có tâm lý chây ỳ, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định nên rất dễ dẫn đến những hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản nhằm làm mất đi điều kiện thi hành án. Để ngăn chặn, cơ quan thi hành án dân sự cần áp dụng các biện pháp phù hợp, có thể là biện pháp bảo đảm thi hành án cũng có thể là biện pháp cưỡng chế thi hành án. 

Nhận diện một số biểu hiện né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hệ thống THADS, nguyên nhân và giải pháp (09/01/2024)

Trong thời gian qua, nhìn chung đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) luôn nỗ lực, cố gắng, chủ động thực hiện công việc được giao, sáng tạo, đổi mới, vận dụng nhiều cách làm hay, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, hoàn thiện kỹ năng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cá biệt có lúc, có nơi, có việc, một số công chức còn có biểu hiện, dấu hiệu né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm được nhận diện qua một số biểu hiện như sau:
Các tin đã đưa ngày: