Sign In

Bàn về biện pháp tháo gỡ khó khăn từ những vụ việc đã kê biên tài sản, giảm giá nhiều lần nhưng không bán được (22/02/2017)

Bán đấu giá tài sản kê biên đảm bảo thi hành án là khâu quan trọng để đi đến giải quyết dứt điểm quá trình xử lý tài sản của người phải thi hành án nhằm bảo đảm cho khoản phải thi hành án hay nghĩa vụ của người phải thi hành án. Tuy nhiên, khó khăn nhất trong việc bán đấu giá tài sản là không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành, tài sản được giảm giá nhiều lần nhưng không bán được.

Thực tiễn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự (15/02/2017)

 Công tác thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền về tài sản, nhân thân của các bên đương sự và những người có liên quan. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản của các bên đương sự. Do tính chất công việc phức tạp nên việc KNTC trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự là điều khó tránh khỏi. 

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của người có nghĩa vụ thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định (08/02/2017)

Trong thời gian vừa qua, trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp, Tổng cục Thi hành án dân sự nhận được một số công văn và nhiều ý kiến của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương về thẩm quyền ra quyết định phạt tiền đối với hành vi của người có nghĩa vụ thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà không thực hiện hoặc không chấm dứt việc thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định của Tòa án. Trên thực tế, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức thi hành các vụ việc buộc  thực hiện công việc nhất định hoặc không được thực hiện công việc nhất định như buộc dỡ nhà xây dựng trái phép, ngăn chia ranh giới đất, mở lối đi, bịt cửa sổ, chấm dứt hành vi gây ô nhiễm môi trường, công khai xin lỗi người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, nhận người lao động trở lại làm việc, giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng... Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cơ quan thi hành án dân sự đã gặp một số khó khăn vướng mắc khi áp dụng quy định về thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trao đổi về nội dung biểu mẫu xác nhận kết quả thi hành án theo Thông tư số 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong THADS (06/01/2017)

Điều 54 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định về xác nhận kết quả thi hành án như sau:

Khó khăn khi đương sự tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án (05/01/2017)

Đương sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật để nhằm tẩu tán tài sản là một vấn đề đang diễn ra trên thực tế, tuy nhiên các quy định của pháp luật hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp đấu tranh hiệu quả đối với hành vi này. 

Những giải pháp cơ bản cần áp dụng ngay để giảm án tồn đọng hiệu quả trong thời gian tới (04/01/2017)

Mục tiêu cơ bản, tổng quát của công tác thi hành án dân sự là đảm bảo cho các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Do đó, trong thời gian qua, để thực hiện tốt mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật quan trọng tạo nên nền tảng pháp lý khá vững chắc đồng thời hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Nhờ đó mà công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế trước những yêu cầu mới của tình hình nhiệm vụ ngày càng khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được thì vẫn còn không ít những bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành chưa được tổ chức thi hành dứt điểm, còn tồn đọng trong thời gian dài. khiến cho quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức, Nhà nước không được đảm bảo, gây bức xúc trong xã hội.

Một số khó khăn vướng mắc trong công tác Thi hành án dân sự. (15/11/2016)

  Thông qua công tác kiểm sát thi hành án dân sự chúng tôi thấy có một số khó khăn, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng các quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, cụ thể như sau:

Một số sai sót thường gặp trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự (22/09/2016)

Hiện nay Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014); Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định cụ thể về trình tự thi hành án. Qua kiểm tra, theo dõi, về cơ bản các đơn vị đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số lãnh đạo Chi cục có lúc chưa sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành, chưa chú trọng công tác tự kiểm tra; một số Chấp hành viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưa thật sự chủ động, kiên quyết trong xử lý công việc, nghiên cứu văn bản không kỹ nên khi áp dụng còn lúng túng, sai sót. Qua tổng hợp, có thể thấy những sai sót thường gặp trong quá trình tổ chức thi hành án như sau:

Viện KSND tối cao giải đáp khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự (phần 2) (20/09/2016)

Thời gian qua, Trang thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có đăng tải tài liệu về giải đáp khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự. Trang thông tin điện tử Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang đăng tải lại tài liệu này để các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh và các Chấp hành viên nghiên cứu, vận dụng trong công tác thi hành án dân sự.
Các tin đã đưa ngày: